Chủ nhật, ngày 16 tháng 3 năm 2025
MỪNG XUÂN DI LẶC ẤT TỴ - 2025 . KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC TĂNG NI, PHẬT TỬ VÔ LƯỢNG AN LẠC, VẠN SỰ HANH THÔNG, CÁT TƯỜNG NHƯ Ý.

Án Ma Ni Bát Di Hồng

 ÁN MA NI BÁT DI HỒNG

 

       “Om Ma Ni Bay May Hôm”: Câu thần chú trên đây được phổ biến rộng rãi trong thế giới Phật Giáo, nhất là trong phái Mật Tông vùng Tây Tạng. Người ta luyện câu thần chú này như là như  là một phương thức luyện nội công thiền định.

       Trước hết tìm một nơi không khí lưu thông, đứng thẳng người, hai tay lật ngửa để ngang bụng, bàn tay trái đặt lên lòng bàn tay phải. Bắt đầu hít thở một hơi thật dài, khi lồng đã chứa đầy dưỡng khí, thì mở miệng thở từ từ và đồng thời phát ra âm thanh OM và tưởng tượng như luồng chân khí đang ở đỉnh đầu, kế tiếp theo phát âm MA và cố gắng đưa luồng hơi xuống đến mũi. Tiếp theo đến âm NI thì luồng hơi được chuyển xuống đến cuống họng. Tương tự đến âm BAY thì luồng hơi được đến lồng ngực, âm MAY thì luồng chân khí trong người được đến đang điền (bụng), tiếp tục đến âm HÔM thì luồng hơi khí được chuyển đến hậu môn và thoát ra bên ngoài cơ thể.

       Nên nhớ rằng trong lúc sáu chữ trong câu thần chú này được phát âm thì luồng hơi của cơ thể đang ở trong trạng thái thở ra. Sau đó, sự luyện tập bắt đầu tái diễn bắt cách hít hơi vào lồng ngực… Với hình thức vừa đọc thần chú vừa vận dụng đưa làn hơi trong người tuần hoàn khắp châu thân rồi thoát ra ngoài cơ thể sẽ khiến cho cơ thể con người được giữ ở một trạng thái minh mẫn và sạch sẽ. Những lúc cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc tinh thần cảm thấy bồn chồn không được an tâm quí vị có thể thực hiện như lời chỉ dạy trên đây để lấy lại được sự bình thản trong tâm hồn.

       Thật ra sáu chữ trong Lục Tự Thần Chú Om Ma Ni Bay May Hôm khó có thể lấy từ ngữ nào để diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa. Miễn cưỡng thì ta có thể hiểu được đại ý là “Cầu xin tự tâm thanh tịnh, Liên Hoa Phật nở rộ trong lòng”. Từ chỗ này ta có thể thấy rõ được triết lý nhà Phật luôn cho rằng khi muốn tâm hồn đạt được sự thanh tịnh thì tất cả do sự tự phát từ đáy lòng của con người mà ra (Trong truyện ngắn Những hạt đậu biết nhảy).

0

        Hiện nay câu Lục Tự Thần Chú của Quán Thế Âm Bồ Tát đã trở thành một câu chân ngôn được phổ biến rộng rãi trong thế giới Phật Giáo. Tuy nhiên rất ít người biết được nguồn gốc của câu thần chú này. Nếu chúng ta biết được câu Lục Tự Thần Chú đã nở ra từ hàng ngàn mảnh xương sọ của Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn chúng ta sẽ ngạc nhiên và rúng đông hơn nữa.

       Quán Thế Âm Bồ Tát là một đệ tử của đức Phật A Di Đà, Ngài đã phát nguyện trước đức Phật A Di Đà một lời nguyền vĩ đại “Tận hết sức lực. Thần tông để phổ độ tất cả chúng sinh. Nếu như còn một chúng sinh nào chưa được siêu thoát, đệ tử sẽ quyết không thành chánh quả. Nếu như tất cả chúng sinh chưa siêu thoát mà đệ tử nửa đường bỏ cuộc, thì xương sọ của đệ tử sẽ nứt thành muôn ngàn mảnh”.

 

       Sau khi lập xong lời trọng thệ, Quán Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tất cả mọi thần thông, hóa thân thành trăm, ngàn, vạn hình hài cứu độ được vô số chúng sinh. Trãi qua vô lượng kiếp luân hồi, chúng sinh được độ đã nhiều như hằng hà sa số. Thế nhưng khi nhìn lại thế gian, ngài vẫn còn thấy thiên vạn chúng sinh đang ngụp lặn trong si mê, trầm luân, trụy lạc; vẫn còn thấy vô số chúng sinh đang còn chịu khổ nạn tai ách; và những chúng sinh đang tạo ác nghiệp cũng đông như cỏ kiến. Từ đó Ngài suy diễn ra, nếu cứ tiếp tục luân hồi mãi mãi thì nỗi đau đớn của chúng sinh sẽ còn tái diễn liên miên. Sự việc độ trì chúng sinh do đó sẽ không bao giờ chấm dứt. Nghĩ đến đây, Quán Thế Âm Bồ Tát cảm thấy phiền não. Ngài nghĩ rằng: “Cái khổ của chúng sinh là do chúng sinh mà ra. Khi thế gian còn tồn tại thì nỗi khổ của chúng sinh sẽ không bao giờ chấm dứt mà ta sẽ không bao giờ độ cho hết được. Lời thề ngày nào do ta tự làm khổ lấy ta thôi. Nếu như đối với chúng sinh không có ích lợi, thì ta còn kiên trì với lời thề làm chi?”.

6

        Thương thay, khi ý nghĩ thối lui của Quán Thế Âm Bồ Tát vừa chợt xuất hiện thì lời thề của ngài tức thì phản ứng. Xương sọ của Ngài tự nhiên nứt vỡ thành muôn ngàn mảnh, tản mác như một đóa hoa sen trăm cánh. Đồng thời Phật A Di Đà từ trong chiếc sọ rạn nứt này hiện thân, Ngài nói với Quán Thế Âm Bồ Tát rằng:

       “Thiện tai Quán Thế Âm, lời thề không thể bỏ, nuốt lời là đại tội. Những việc thiện trước đây đều trôi theo dòng nước. Khuyên ngươi tiếp tục tu, nguyện ước tự nhiên thành. Tam thế cùng thập phương, chư Phật cùng Bồ Tát, sẽ hết sức giúp cho, thành công đã đến gần”.

 

       Sau đó đức Phật A Di Đà đã truyền cho Ngài khẩu quyết Lục Tự Thần Chú. Quán Thế Âm Bồ Tát sau khi nghe niệm Lục Tự Chân Ngôn, Ngài đạt được đại trí tuệ, sinh đại giác ngộ, và tiếp tục giữ lấy lời thề mà không lùi bước.

       Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Đại Bi, là vị Bồ Tát có thiên thủ thiên nhãn, cứu khổ cứu nạn, linh cảm linh ứng. Lực lượng của Ngài có được là dựa vào Lục Tự Chân Ngôn của đức Phật A Di Đà truyền cho. Cũng từ sự tích này mà Lục Tự Chân Ngôn còn được gọi là Quán Âm Tâm Chú.

       “Hiện thân A Di Đà Phật”: Từ sự tích này, mà bây giờ hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát đều đội mão, và chính giữa mão có hình tượng Phật A Di Đà. Đây là cách nhìn phân biệt giữa Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát./.

———————————————————-

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
549070
Total Visit : 447382