Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Bảy món châu báu.

7Thích Thiện Phước

        Thất bảo là dịch ý từ tiếng Phạn (Saptaratnani) có hai ý nghĩa:

        Là chỉ cho vàng ngọc, châu báu bảy món trân quí ở cõi Phật, chủng loại và công dụng cũng bất nhất, nay nêu ra bốn loại tiêu biểu như sau.

        Kinh Vô Lượng Thọ chép : “Quốc độ của Phật tự nhiên có bảy món báu: vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não hợp lại làm đất, … rộng lớn không thể cùng tận, ánh sáng sáng vi diệu, đẹp đẽ, thanh tịnh trang nghiêm”. Đây là nói cõi nước của Phật A Di Đà, tức thế giới Cực Lạc do bảy báu hợp lại mà thành.

        “Kinh A Di Đà” chép: “Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu nước tám công đức đầy khắp trong đó, dưới đáy ao toàn là cát vàng, bốn bên bờ có vàng, bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành, trên có lầu gác cũng dùng vàng, bạc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não mà trang sức, đây là nói về bảy món báu”.

       “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Hiện Bảo Tháp” chép: “Bấy giờ trước Phật có Tháp bảy báu, vô số tràng phan trang sức, các tràng phan ấy dùng vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, chơn châu, mai khôi bảy thứ báu như thế hợp lại mà thành, cao đến cõi Trời Tứ Thiên Vương”.

        Đây là nói về dùng bảy báu làm Tràng phan, Bảo cái.

1.VangVàng

        Quyền 10, Đại Trí Độ Luận chép: “Châu báu thì có bốn loại: vàng, bạc, Tỳ Lưu Ly, Pha Lê. Lại có bảy loại; vàng, bạc, Tỳ Lưu Ly, Pha Lê, Xa Cừ, Mã Não, Xích Chơn Châu – loại châu báu này rất quý hiếm, chẳng phải là san hô thường vậy”.

       Lại có châu báu “Ma La Già Đà” – loại châu này có từ bên miệng của Kim Xí Điểu, màu xanh, hay dứt trừ những độc hại.

         Nhàn Đà Ni La – Châu màu xanh cõi trời.

         Bá Ma La Gia – Châu ánh sáng đỏ.

         Việt Xà – Kim Cang.

         Long Châu Như Ý Châu, Bảo Bối, San Hô, Hổ Phách,.. nhiều loại như thế.

         Xét trong kinh Phật dùng con số bảy để ví dụ rất nhiều, bởi vì đây là một phương thức tu từ dùng định số để đại biểu cho bất định số, như Đa Bảo tháp cũng có tháp bằng bảy báu, thế nhưng vì đem con số 7 cố định lại, hàm nghĩa trong bảy báu, lại thường dùng bảy loại báu vật để chỉ rõ, trong các kinh điển nêu danh mục về bảy báu không thống nhất. Tuy nhiên đều xuất phát từ con số 7, nên quán xét như thế, ý nói “Bảy báu” có thể gọi bảy báu trong Đa Bảo cũng được.

2.BacBạc

        Đến chùa Phật, cúng dường hạn chế ở tiền tài, thì đa phần dùng phẩm vật để thay thế, nên trên tháp hai tầng, bốn tầng, bên trong để hai tượng Phật, có vàng, bạc, tiền đồng, chuỗi thuỷ tinh, chuỗi Hổ Phách, gỗ Trầm Hương, … cũng gọi là bảy báu. Nhân vì để phân biệt bảy loại châu báu dưới đây, nên thường đem bảy báu này gọi là “Thất trân”.

        Vào ngày mùng 8 tháng 12 Âm lịch, trong chùa thường hay nấu cháo Thất Bảo, tức là dùng nhiều loại ngũ cốc, hạt, để thay thế cho bảy báu, tên gọi khác là “cháo nhà Phật”.

          Lưu Ly là được dịch âm từ tiếng Phạn Vaidurya, dịch đủ là toàn Lưu Ly, đây là một loại đá quí thiên nhiên hình thành gọi là đá mắt mèo, màu sắc cũng bất đồng như: xanh trắng, đỏ, đen, … nhưng đa phần là màu xanh. Đèn Lưu Ly cúng dường trước Phật thường thì người ta dùng Lưu Ly chế tạo thành, nhằm để ánh sáng lan tỏa khắp, người cúng dường thành tâm sẽ được cảm ứng.

         Pha Lê được dịch âm từ tiếng Phạn: Sphatika gọi đủ là Tác Pha Trí Ca, dịch ý là “Thuỷ Ngọc”, “Thuỷ tinh”, “Bạch Ngọc”. Nó có màu trắng, đỏ, hồng, ngọc bích, …

3. Luu lyLưu ly

        Theo quyển “Lập Thế A Tỳ Đàm Luận Nhựt Nguyệt Hành Phẩm” của Ngài Chơn Đế dịch vào triều nhà Trần chép: “Nhật cung, cung điện mặt trời của Nhật Thiên Tử, do Hoả Châu, tức là sự toả nhiệt của Pha Ly mà thành. Nguyệt Cung, cung điện mặt Trăng của Thiên Tử là do Thuỷ Châu phát hơi lạnh mà cấu thành. Ngoài ra những quyển kinh khác có ghi chép về Pha Ly rất nhiều, đều được hình thành từ khoáng vật của thiên nhiên, đời sau này chùa chiền sử dụng đều do nhân tạo.

         “Cây Bảy Báu” Theo kinh Vô Lượng Thọ: “Lại nữa ở quốc độ ấy, các cây do bảy báu làm thành, nhiều khắp cả thế giới: Cây vàng, cây bạc, cây Lưu Ly, cây Pha Lê, cây San Hô, cây Mã Não, cây Xa Cừ. Hoặc có hai thứ báu, ba thứ báu, cho đến bảy thứ báu, hợp lại thành”. Qua đó cho ta thấy, cây có thể do bảy báu, hai món báu, … hợp lại thành.

         Kinh Vô Lượng Thọ chép: “Có loại cây vàng lá, hoa trái bằng bạc, hoặc có cây bạc, lá hoa trái bằng vàng, hoặc cây Lưu Ly lá hoa trái bằng Pha lê, hoặc có cây thuỷ tinh, lá hoa trái bằng Lưu Ly, có cây San Hô, lá hoa trái bằng Mã Não, có cây Mã Não lá hoa trái bằng Lưu Ly, có cây Xa Cừ lá hoa trái bằng các thứ báu. Trước đã nêu ra sáu loại, đều là do hai thứ châu báu hợp lại mà thành, loại thứ bảy là do các thứ báu xen nhau làm thành.

4.1 Pha lePha lê

         Ngoài ra, trong Mật Tông, có thuyết năm thứ báu,về chủng loại thì cũng sai khác nhưng cũng không ra ngoài “nhiều thứ báu” như: Khi thiết đàn tu pháp người ta thường dùng: Vàng, Bạc, Hổ Phách, Thuỷ Tinh, Lưu Ly, năm loại như thế cũng thường đại biểu cho dụng phẩm.

        Theo các kinh nói về bảy thứ báu có khác nhau, nhưng theo kinh A Di Đà và quyển 10 Luận Đại Trí Độ chép:

1/ Vàng;

2/ Bạc;

3/ Lưu Ly, còn gọi là Tỳ Lưu Ly, Phi Lưu Ly, thuộc ngọc màu xanh;

4/ Pha Lê, cũng gọi là Phả Chi Ca, Hán dịch là Thuỷ tinh màu đỏ, thuỷ tinh màu trắng;

5/ Xà Cừ, thường gọi là Mã Não, chỉ chung cho tất cả những loại ngọc trai;

6/ Xích Châu, cũng gọi là Xích Chơn Châu;

7/ Mã Não, chỉ cho loại ngọc có màu xanh thẫm nhưng khác với Mã Não mà đời sau thường gọi. Trong quyển 4, kinh Pháp Hoa chép: “Bảy thứ báu và vàng, bạc Lưu Ly, Xa Cừ, Mã Não, Trân Châu, Mai Khôi”.

Chuoi xa cu

Xà cừ 

     Thất Bảo là danh từ gọi chung cho bảy thứ báu của vua Chuyển Luân Thánh Vương đó là:

1/ Luân Bảo, tức bánh xe báu.

2/ Tượng Bảo,voi báu.

3/ Mã Bảo, ngựa báu.

4/ Châu Bảo, ngọc báu.

5/ Nữ Bảo, con gái báu.

6/ Cư sĩ Bảo – chủ kho báu.

7/ Chủ Binh Thần Bảo, tướng quân báu.

5. Xich chauXích châu

        “Theo quyển 3, sách Phiên Dịch Danh Nghĩa”: Bảy món báu trong Phật Giáo gồm có:

1/ Bảy món Trân Bảo.

2/ Bảy loại Vương Bảo.

         Vương Bảo là một loại hàm nghĩa của Thất Bảo, tức là bảy món báu của Chuyển Luân Thánh Vương.

         Theo quyển 3 kinh Trường A Hàm và nhiều kinh Luận ghi chép rằng:

6. Ma naoMã não

         Kim Luân Bảo: Biểu thị Pháp Luân Thường Chuyển trong Phật Giáo.

        Cư Sĩ Bảo: Lại gọi là Tạng Bảo, Ngân Sơn Bảo, biểu thị giữ giới, hình tượng là một ngọn núi nhỏ bằng bạc, đó là hóa thân hỗn hợp của “Kho báu trong nước và Bộ trưởng Tài chính”.

         Bạch Tượng Bảo: Biểu thị tính tình nhu thuận và sức mạnh không gì sánh, hình tượng là con voi màu trắng có sáu ngà. Con voi sáu ngà này biểu tượng cho Lục Độ, bốn chân là tượng trưng cho bốn món Như Ý.

         Mã Bảo: Biểu thị sự truyền bá, vận chuyển xa rộng, hình tượng là con ngựa bằng Mã Não màu hồng, theo truyện thần thoại chép cho một con ngựa chúa gọi là Ba La Tây, ở trong đại hải, có tám nghìn quyến thuộc toàn là Thần Mã, các Chuyển Luân Thánh Vương ra đời, liền chạy đến biểu một con ngựa nhỏ đến để cỡi đi, đó gọi là Mã Báu.

Ho phachHổ phách

        Châu Bảo: (Như Ý Châu Bảo): Biểu thị giới hạnh tròn sáng, giới như một hạt Minh Châu, ý dịch là Ma Ni Châu, Châu báu này rất là trang nghiêm, thù thắng, tự nhiên phát ra ánh sáng vi diệu rọi chiếu khắp bốn phương, chỗ nào có loại châu báu này thì không nóng, không lạnh. Người có bệnh ngoài da hay bên trong nội tạng, dùng hạt châu này để trong người thì liền dứt.

         Nữ Bảo: Biểu thị cho sự thanh tịnh, hình tướng là một người nữ màu ngọc, có khi màu hồng, diện mạo rất là đoan chính, lỗ chân lông trên toàn thân tỏa ra hương thơm Chiên Đàn, lời nói ôn hòa, cử chỉ an tường.

         Chủ Binh Thần Bảo: Còn gọi là tướng quân bảo, võ sĩ bảo, biểu thị sự chiến thắng tất cả những kẻ địch, hình tượng võ sĩ, đây là tượng trưng cho quân đội ở trong tự tánh./.

◊◊——————————————————————————◊◊

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
452965
Total Visit : 351277