Thứ 6, ngày 04 tháng 10 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Chức sự trong Nhà thiền.

Chuc suThích Thiện Phước

 

Tiền đường Thủ tòa. 前堂首座: Gọi tắt là tiền đường, là vị thủ tòa được phân công lo việc phần phía trước trong trong Tăng đường của thiền lâm.

Hậu đường Thủ tòa.  後堂首座: Gọi tắt là hậu đường. Trong thiền lâm chia Tăng đường thành Tiền đường và Hậu đường. Người được cắt cử trông coi phía sau trong trong Tăng đường của thiền lâm thì gọi là hậu đường thủ tòa.

Thư ký. 书记: Người làm chức nầy phải văn hay chữ tốt, trông coi việc ghi chép sớ giấy và những sự kiện quan trọng trong thiền lâm.  

Phụ thư ký. 书记: Tức người trợ lý cho Thư ký, hợp tác cùng với Thư ký trông coi việc viết lách sớ giấy.

 

Tạng chủ. 藏 主: Phụ trách việc bảo quản thư tịch trong thiền lâm, định kỳ hong phơi bảo hộ, tương đương với nhân viên quản lý ngày nay.

Tri tạng. 知藏:  Thuộc làu ba Tạng kinh điển nhà Phật, tương đương với người đứng đầu trong việc quản lý thư viện vậy.

 

Tri khách. 知客: Còn gọi là Điển khách, Điển tân, là người phụ trách quan trọng trong khách đường, chưởng quản việc tiếp đãi khách khứa Tăng tục trong và ngoài chùa.

Nen Chuc su

Chiếu khách. 照客: Ở khách đường giúp Tri khách làm việc quét dọn phòng khách.

 

Tri dục. 知浴: Cũng gọi là Dục tri, dục chủ, là chức vụ trông coi nhà tắm, nồi niu và than củi để nấu nước cho chư Tăng tắm.

 

Tri điện. 知殿: Còn gọi là Điện chủ, Điện tri, quản lý đại điện. Chức vụ này là trông coi việc thắp nhang đèn, dâng hoa trái phẩm vật cúng Phật, định kỳ  bao sái Phật tượng, Phật điện … 

Thị giả. 侍者: Chỉ cho vị Tăng theo hầu vị Thầy của mình hoặc các vị trưởng lão. Trong tòng lâm thì chức vụ Thị giả thông thường do vị sa di có căn tánh lanh lợi hoặc Tỳ kheo tuổi hạ còn thấp đảm nhận.

Y bát. 衣钵: Là người trợ giúp trực tiếp cho vị Phương trượng, phụ trách thu gửi thư từ và soạn thảo văn thư, lại có thể thay thế Phương trượng tiếp yết người đến tham phòng.

Chúc phạn. 粥饭: Chức vụ nầy chuyên lo việc cơm cháo hai buổi sớm chiều trong thiền lâm.

 

Thang dược. 汤药: Phụ trách về nấu nước, sắc thuốc khi Phương trượng có bệnh.

 

2n

Thiêu hương. 烧香: Là do người Thị giả liêu phụ trách. Hễ Phương trượng thuyết pháp, chủ trì Phật sự, niêm hương lễ bái thượng đường, đều do người thiêu hương bưng lư hương đến trước Phương trượng.

Thỉnh khách. 请客: Như có người muốn gặp Phương trượng, trước hết Thỉnh khách trình lên y bát, hoặc Thỉnh khách trực tiếp trình với Phương trượng. Nếu Phương trượng vắng mặt, y bát có điều chi dạy bảo thì cũng do Thỉnh khách truyền đạt lại với khách.

Thánh Tăng. 圣僧: Phụ trách lo việc mặc y, nước súc miệng, mang túi trong các nghi thức Phật giáo, mở tọa cụ, chính là Thị giả của Phương trượng.

Thư tạng. 书藏: Chức Thư tạng nầy là chướng quản về văn từ sớ giấy sổ sách trong sơn môn, chữ viết cũng phải chân phương ngay ngắn rõ ràng, không được viết cẩu thả qua loa, đối chiếu chính xác, thiệp mời trong các cuộc lễ của chùa.

Truyền thuật. 传述: còn gọi là chuyển thuật, truyền thuyết, truyền thọ, chuyển nói lại tin tức gì đó cho mọi người biết.

Ký lục. 记录: Chủ yếu là ghi pháp ngũ của Phương trượng, viết lách các văn sớ trong các lễ tiết Phật sự.

 

Biên tập. 编集: Chức vụ nầy chuyên thu thập những tài liệu, chỉnh sử chuốc văn từ cho rành mạch rồi đóng lại thành sách.

3n

Tây tự. 西序: Gồm có: Tòa nguyên, thủ tòa, Tây đường, hậu đường, đường chủ, tạng chủ, tăng trị, tri tạng, tri khách, tham đầu, ty thủy.

Đông tự. 东序: Gồm có: Duy na, duyệt chúng, tổ thị, thiêu hương, ký lục, y bát, thang dược, thị giả, thanh chúng, tri khách, hành giả, hương đăng.

Phó tự. 副寺: Chỉ đạo khố đầu làm việc, phụ trách những vấn đề trong sinh hoạt và những dụng phẩm Phật sự tại thiền lâm.

Giám tự. 监寺: Còn gọi là giám viện, viện chủ, thủ chủ, tự chủ. Chức vụ nầy chuyên lãnh đạo chúng Tăng, đồng thời cũng giám sát mọi việc trong nhà chùa.

Duy na. 维那: Là người phụ trách quan trọng, ở trong thiền đường nếu có những trường hợp vi phạm thanh quy thì Duy na có quyền trừng phạt; Còn trên điện Phật thì Duy na sắp xếp việc tụng niệm, dùng âm thanh để làm Phật sự, giống như người tổng chỉ huy của đoàn nhạc Phật giáo.

Duyệt chúng. 悦众:  Nếu Duy na vắng mặt thì Duyệt chúng cũng có thể thay thế Duy na để quản lý thiền đường, phân phối đạ chúng xướng tụng, đánh nhạc khí và dạy những lễ nghi tham thiền… cho những Tăng nhơn mới học.

Điển tòa. 典座:  Người phụ trách quan trọng của đại liêu, tổng quản sinh hoạt trong tự viện.

 

Hinh thay the

Trực tuế. : Chỉ cho đảm nhiệm chức vụ trong chùa trực thuộc thiền tông, là một trong sáu vị tri sự. Trực tuế là một chức vụ phụ trách việc tiếp khách Tăng, nhưng trong thiền môn thì chỉ cho người trong coi tất cả mọi công việc, là một chức vụ quan trọng. Về sau chỉ cho người trông coi công việc trong thời hạn 1 tháng, nửa tháng, một ngày… cho đến không có hạn định.

Giáo thọ. 教授: Chỉ cho Thầy dạy học, còn ở trong giới đàn là chỉ cho Giáo Thọ A Xà lê.

 

Tri sự. 知事: Còn gọi là Duy na, Duyệt chúng, Dinh sự, Thọ sự, Nhiệm sự, Tri viện sự, quản lý tạp vụ trong Tăng.

 

Sám chủ. 忏主:  Trong Nghi Thức thiền gia khi cử hành Pháp sự, người làm chủ một cuộc lễ sám nào đó cho nên gọi là sám chủ.

Văn thư. 文书: Tức là văn chương và thư tịch, cũng có khi chỉ cho văn chương và thư pháp.

 

Chuyển kinh. 转经: Thọ trì đọc tụng kinh điển, đồng nghĩa với phúng kinh. Theo trong Cao Tăng Truyện Kinh Sư Luận: Ngâm vịnh lời kinh gọi là chuyển đọc, còn ca tán gọi là Phạm Âm.

Thanh chúng. 清众: Chỉ cho chư Tăng, vì Tăng là những vị tu hành giới đức thanh tịnh.    

 

Nguyên liêu. 元寮:: Là người ở Vân Thủy đường, căn cứ theo khách đường sắp đặt, tiếp đãi văn thủy Tăng qua lại chùa.

 

10n

Phó liêu. 副寮:  Tức vị trợ lý cho liêu chủ, họp sức với liêu chủ kiểm tra việc quét dọn và bảo quản các vật dụng trong liêu phòng.

Đường chủ. 堂主: Gọi đủ là Diên Thọ đường chủ (延寿堂主) trông coi tất cả những việc trong Diện Thọ đường, tức phòng để đành cho những vị đang chữa  bệnh và dưỡng bệnh. 

Ty khố. 库司: Tức nơi làm việc của Đô tự trong thiền lâm, còn gọi là Khố chủ, Tri khố, chuyên quản lí về những lương thực, phẩm vật, pháp khí,, dầu ăn trong kho tẩm của chùa.

Khố đầu. : Còn gọi gọi là Phó tự, Quĩ đầu, Tài bạch, chuyên trông coi việc chi thu trong tòng lâm, là một trong sáu vị tri sự ở Đông tự, chức vụ nầy tuy thấp nhưng nhiệm vụ rất quan trọng, quản lý việc chi xuất tiền bạc, lúa gạo… hằng ngày.

Hóa chủ. 化主: Vị Tăng trông coi việc hoá duyên tài vật trong Tam Bảo.

 

Mễ đầu. 米头: Quản lý trông coi gạo thóc còn hết trong chùa, để kịp thời cung ứng cho nhà trù nấu cơm dâng cúng Phật và Tăng.  

Tịnh đầu. 净头: Còn gọi là Thanh đầu, Trì tịnh. Coi về việc quét dọn nhà xí trong thiền lâm.    

 

11n

 

Thái đầu. 菜头: Phụ trách việc rau cải ở khố phòng, cắt rau, rửa rau…

 

Viên đầu. 园头:  Quản lý vườn rau cải trong tự viện.  

 

Hành giả. 行者: Là vị Tăng lo việc nấu trà, phơi bánh… và những sinh hoạt khác ở trong Phương trượng. Tăng nhơn chú trọng tu hành nội tâm, quan trọng nhất la chuyện tu hành có thành tựu hay không, chứ chẳng màng tới chức vụ cao thấp. Lục Tổ Huệ Năng trải qua công việc của một hành giả như phụ trách giã gạo. Hàn Sơn cùng Thập Đắc làm việc nhóm lửa cho chúng Tăng. Qua đó cho ta thấy chức vụ chẳng qua là vì quản lý tự viện mà thiết lập chứ không phải vì uy quyền danh lợi.

Hành nhơn. 行人Cũng gọi là Hành giả, Tu hành nhơn, chỉ chung cho những người tu học Phật. Ngoài ra còn chỉ cho những người chưa xuất gia nhưng ở trong chùa làm công quả.       

Thủy đầu. 水头: Còn gọi là thủy khán, kiểm tra cung cấp nước trong các thời sớm trưa chiều tối.          

 

Ma chủ. 磨主: Còn gọi là Ma đầu, chức sự tăng quản lý việc xay lúa, giã gạo, xay bột trong chùa.

 

Trà đầu. 茶头: Cung ứng nước trà mỗi ngày cho Tăng chúng.

 

12n

Oản đầu. 碗头: Lo soạn chén bát để đựng thức ăn. Theo Phật Quang Đại từ Điển trong thiền lâm còn có chức Oa đầu, chức nầy dưới chức điển tọa, trông coi về các dụng cụ nồi niêu xoang chảo… trong bếp núc      

Khôi đầu. 灰头: Lo việc hốt dọn vệ sinh bếp núc, hốt tro trong bếp cho sạch sẽ.    

 

Hành đường. 行堂: Dọn chén đũa, cơm, nước, thức ăn, sớt thêm thức ăn… sau khi ăn cơm xong lại thu dọn lau rửa sạch sẽ. Ngoài ra cũng còn một nghĩa nữa Theo Bách Trượng Thanh Qui: Chỉ nơi cư trú của hành giả, còn gọi là hành giả đường.

Trang chủ. 庄主: Thường gọi là “Hạ viện đương gia”. Phàm làm tất cả những việc ruộng nương trong tự viện đều do Trang chủ phụ trách.        

       

Mại biện. 买辨: Chuyên lo đi chợ mua sắm những vật dụng trong chùa khi thiếu hoặc khi chư Tăng cần.

 

Tri điền. 知田: Quản lý trông coi đất ruộng nương chức nầy tương đưng với chức Trang chủ.

 

Tri sơn. 知山: Thời xưa diện tích thiền lâm rất rộng và có những ngôi chùa xây dựng ở trên núi, nên cắt cử vị tri sơn quản lý ranh giới đất núi của chùa.

9n

Phạn đầu. 饭头: Phụ trách việc nấu nướng cơm nước, tùy theo số lượng đại chúng nhiều ít mà gia giảm.

 

Sái tảo. 洒扫: Trông coi rưới nước quét dọn rác rưởi trong thiền lâm.

 

Tri dục. 知浴: Còn gọi là dục ty, dục chủ, là chức vụ quản lý nhà tắm, dụng cụ để tắm rửa, củi lửa nấu nước.

 

Dược đầu. 药头: Trông coi thuốc thang, sắc thuốc trong Thiền lâm.

 

Dục đầu. 浴头: Còn gọi là dục đầu hành giả, trong tòng lâm chức vụ nầy đứng dưới và chịu sự sai bảo của Tri dục, có lúc thay thế tri dục để trông coi nhà tắm cho chư Tăng.

Giám đàn. 盐坛: Trông coi sắp xếp các thứ trên đàn tràng.

 

6n

Hỏa đầu. 火 头: Quản lí bếp núc. Ta thường nghe “hỏa đầu quân” tức là nhân viên chưởng quản việc bếp núc trong Quân đội.

Sài đầu. 柴头: Trong Thiền lâm chức vụ nầy chuyên trông coi việc lượm chặt bửa cưa kiếm củi để nhà bếp chụm.

Môn đầu. 门头: Còn gọi là giám môn, hộ môn, có nhiệm vụ giữ cửa chùa.

 

Hương đăng. 香灯: Nhiệm vụ giống như người quản lý điện đường. Chức vụ nầy giống như chức Điện chủ vậy.

 

Thanh đầu. 圊头: Mỗi ngày gánh nước đổ vào bồn, dội rửa nhà xí, thay nước rửa tay, giặt phơi khăn tay.

 

Trị nhật. : Là người trực Tăng đường chỉ cho chức vụ luân phiên giữ Tăng đường trong các viện, chuyên trông coi chăn mền y bát của đại chúng. Tấm thẻ gỗ dùng để ghi tên vị Tăng đang giữ chức vụ trong ngày gọi là Trực đường, lúc giao phiên trực thì phải giao lại Trực đường bài. Điều “Điển Tọa” trong quyển 5 “Sắc Tu Bạch Trương Thanh Qui” chép: “Trong Tăng đường có trực đường bài ghi rằng: Theo thứ lớp mà trực đường, hết một vòng thì trở lại từ đầu,… mỗi ngày sau khi chuông canh 5 dứt thì sẽ giao cho người kế tiếp dưới mình trong coi trọn ngày. Nếu ai mở hòm, đặt đơn, lấy bát, lấy chăn mền… đều phải báo cáo cho trực đường biết. Khi nghe chuông phóng tham thì phải trao lại cho Thị giả Thánh tăng trông coi, đến tối thì chúng tăng tự giữ lấy”.(Theo PQĐTĐ).

Tuần hương. 巡香: Tuần hương hương bản, là dùng để tuần tra người tọa thiền lâm vào cảnh hôn trầm trong Thiền đường Thiền Tông Trung Quốc có cử ra chức Tuần hương, chuyên phụ trách về việc đi tuần ở Thiền đường, hễ thấy người hôn trầm thì liền dùng hương bản vỗ nhẹ trên vai để cảnh báo, nếu còn ngủ gục mà không tỉnh thì nên đánh vào vai người hôn trầm để họ tỉnh, người được đánh nên đứng dậy chắp tay cảm tạ, nếu như đột nhiên mà đánh vào vai người hôn trầm thì e rằng họ sẽ giật mình.

8n

Hương bản (香板) gồm các loại sau:

 

Duy na hương bản. 维那香板: Có ba, dài 1 thước 6 tấc 8 phân chữ viết là Duy Na, Thanh Qui, Đường Qui (维那, 清规, 堂规).

Giám hương hương bản. 监香香板: Có chiều dài 1 thước 9 tấc 8 phân chữ viết là Giám hương (监香).

 

Tuần hương hương bản. 巡香香板: Có chiều dài 1 thước 9 tấc 7 phân chữ viết là Tuần  hương (巡香).

 

Ban Thủ hương bản. 班首香板: Có chiều dài 1 thước 9 tấc 9 phân chữ viết là Cảnh sách (警策).

 

Hòa thượng hương bản. 和尚香板: Có chiều dài 2 thước 9 tấc 7 phân chữ viết là Trực chỉ (直指). – Tất cả những kích thước trên là đo theo thước Tàu.

9n

Tuần Liêu. 巡寮: Trụ trì đến Tăng đường tuần xét, kiểm tra Tăng chúng có tuân thủ theo thanh qui hay không, cũng có khi thăm bệnh nhân, để cho những vị Tăng trẻ thấy mà biết oai nghi của nhà Phật. Thời Phật còn tại thế có năm việc mà Ngài đi tuần :

1/ E rằng đệ tử phát sanh hữu lậu.

 

2/ E rằng đệ tử bàn luận chuyện thế tục.

 

3/ E rằng đệ tử say đắm ngủ nghỉ.

 

4/ Thăm Tăng.

 

5/ Khiến các Tăng trẻ biết thứ lớp của các oai nghi mà sanh lòng hoan hỉ.

 

Châm đầu. 针头: Chưởng quản việc may vá trong Thiền lâm.

 

Ty chung. 司钟: Còn gọi la chung dầu: Phụ trách thỉnh chuông trong thiền lâm.

 

Ty cổ. 司鼓: Còn gọi là Cổ đầu: Phụ trách đánh trống trong thiền lâm.

 

Giám môn. 盐门: Tức là người giữ cửa.

 

13n

Giám hương. : Giám hương hương bản, là sử dụng trong Thiền thất  tức khi nhập thất tọa thiền trong vòng 7 ngày. Thông thường là do Phương trượng, thủ tòa, tây đường, hậu đường, đường chủ, tri khách, duy na, … sử dụng.

Niêm án. 贴案: Sau khi cơm thức ăn nấu chín, niêm án có nhiệm vụ sớt thức ăn ra để trên bàn cho hành đường dọn lên quá đường.

Giám hương. : Giám hưng hương bản, là sử dụng trong Thiền thất  tức khi nhập thất tọa thiền trong vòng 7 ngày. Thông thường là do Phương trượng, thủ tòa, tây đường, hậu đường, đường chủ, tri khách, duy na,… sử dụng.

Viện chủ. 院主:Còn gọi là tự chủ, Trụ trì. Tên gọi cũ của vị giám sự trong nhà thiền. Chức giám sự ngày nay thuở xưa gọi là Viện Chủ hoặc Tự Chủ. Sau nầy lại gọi Trụ Trì là Viện chủ, cho nên Viện Chủ làm Giám Sự. Ngày nay thì gọi Viện Chủ thì hàm ý là Trụ Trì. (Theo PQĐTĐ)

Phương trượng方丈: Còn gọi là Trượng Thất, Phương Trượng Thất, Hàm Thất, Chính Đường, Đương Đầu. Căn phòng vuông vức 1 trượng, là nơi ở của Trụ trì hoặc là phòng khách của tự viện trong thiền tông. Phòng chư Tăng ở Ấn Độ đa phần làm chỉ vuông vức 1 trượng. Thiền thất của cư sĩ duy ma cật cũng theo qui chế nầy. Ngày nay thì từ phương trượng để chỉ cho vị Trụ trì hoặc Sư phụ, thường gọi Phương trượng là Phương trượng Hòa thượng. (Theo PQĐTĐ).

◊-◊———————————————————————————◊-◊

         

 

 

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
462413
Total Visit : 360725