Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Già lam thần.

Gia lam thanThích Thiện Phước

Cũng gọi là Già Lam thập bách thiện thần, Hộ Già Lam thần, Thủ Già Lam thần, Tự thần.

Theo nghĩa hẹp thì chỉ riêng vị thần bảo vệ Già Lam, còn theo nghĩa rộng thì chỉ chung cho chư thiên thiện thần ủng hộ Phật Pháp.

Trong kinh Thất Phật Bát Bồ Tát Sở thuyết Đại Đà La Ni thần chú quyển 4 đã nêu tên 18 vị thần giữ gìn Già Lam: Mĩ Âm, Phạm Âm, Thiên Cổ, Xảo Diệu, Thán Mĩ, Quảng Diệu, Lôi Âm Sư Tử Âm, Diệu Mĩ, Phạm Hưởng, Nhân Âm, Phật Nô, Thán Đức, Quảng Mục, Diệu Nhãn, Triệt Thính, Triệt Thị, Biến Quang.

1

- Già Lam gọi đủ là Tăng Già Lam Ma, còn gọi là Tăng Viên, Tăng Viện, dịch ý là Chúng Viên, tức vườn của chúng Tăng ở, khu vườn trong đó chúng Tăng cư trú, nhưng thường gọi là tự viện, phòng nhà.

- Đời sau này muốn kiến thiết một ngôi chùa, phải có đủ 7 phần kiến trúc, đó là: chùa viện có 7 tòa nhà. Nếu là ngôi tự viện chuyên nghiên cứu học vấn thì có đủ 7 tỏa kiến trúc:

- Tháp thờ Xá Lợi Phật,

- Kim Đường còn gọi là Phật Điện thờ tượng bổn tôn. Phật điện và Tháp là kiến trúc quan trọng trong ngôi chùa.

n

- Giảng đường (Nhà giảng)

- Lầu chuông

- Nhà chứa kinh

- Tăng phòng, tức nơi Tăng chúng ở

- Trai đường.

Tuy nhiên, chùa chiền Thiền tông cũng phải đủ 7 tòa kiến trúc:

- Phật điện,

- Pháp đường, còn gọi là thuyết pháp đường, tương đương với giảng đường xây sau điện Phật.

- Tăng đường còn gọi là Thiền đường, vân đường tuyển Phật trường, là nơi Tăng chúng ngồi thiền, chính giữa thờ tượng Bồ Tát Văn Thù.

4e

-  Khố phòng còn gọi là Khố viện, nơi điều phối thức ăn.

- Sơn môn còn gọi là Tam môn, cổng Tam Quan.

- Dục thất cũng gọi là ôn thất, nhà tắm.

- Tây tịnh là nhà cầu.

Trong đó Tăng đường, Tây tịnh, Nhà tắm là nơi không được nói chuyện, cho nên gọi chung là “Tam Mặc đường” tức 3 nhà im lặng.

◊-◊———————————————————————-◊-◊

 

Những Bài Viết Liên Quan
452967
Total Visit : 351279