Thứ 3, ngày 03 tháng 12 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Ngẫm lại lời Đức Phật dạy La Hầu La về Lòng chính trực.

NGẪM LẠI LỜI ĐỨC PHẬT DẠY LA HẦU LA

VỀ LÒNG CHÍNH TRỰC

Kinh điển không đề cập nhiều đến mối quan hệ cha-con giữa Đức Phật và La Hầu La, nhưng rải rác vẫn có để lại những dấu hiệu thú vị đáng lưu ý về việc Đức Phật đã dẫn dắt La Hầu La như thế nào trên con đường trưởng thành. Mặc dầu trước cả các kinh điển này đã có những mẩu chuyện nói về việc La Hầu La đã trở thành đồ đệ của Đức Phật như thế nào, nhưng phần lớn những tình tiết này nằm trong 3 bài pháp mà nếu ta gom cả lại với nhau, thì đó chính là một tiến trình liên tục của con

đường dẫn tới giác ngộ: lúc La Hầu La 7 tuổi, Đức Phật dạy cho con về đạo đức; lúc La Hầu La 10 tuổi, Đức Phật dạy cho con thiền; và lúc 20 tuổi, Ngài dạy về tuệ giác giải thoát. Quá trình trưởng thành của La Hầu La, vì vậy, đi liền với tiến trình giác ngộ.

Câu chuyện đầu tiên kể về La Hầu La được Đức Phật dạy về lòng chính trực. Lúc lên 8 tuổi, La Hầu La đã có lần nói dối. Kinh Giáo giới La Hầu La (Trung Bộ kinh, 61) kể rằng sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm con, La Hầu La lấy ghế mời Thế tôn ngồi, rồi mang đến một thau nước cho Ngài rửa chân, theo phong tục thời ấy. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi:

– Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?

– Dạ, con có thấy. La Hầu La thưa.

– Đời của một người tu cũng chỉ bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.

Sau đó, Đức Phật đổ hết nước trong thau ra và nói: 

– Đời của một người tu cũng đang vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.

Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói:

– Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.

HInh Duc Phat day LHL

Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói:

– Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.

Sau đó, Ngài dạy La Hầu La:

– Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.

Câu chuyện trên đây nhắc nhở rằng những lời la mắng giận dữ với con cái thật ra chỉ có sức mạnh mà không có nội lực. Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy dỗ mà không trừng phạt hay nổi giận với La Hầu La.


      Sau bài thuyết giảng ngắn mà nghiêm khắc, rõ ràng về việc nói dối đó, La Hầu La đã lắng nghe hơn. Sau đó, Đức Phật chỉ dẫn La Hầu La làm sao để suy xét mọi hành động của mình.

– Cái gương dùng để làm gì? Ngài hỏi.

– Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi. La Hầu La đáp.

Đức Phật lại dạy:

– Trong khi chuẩn bị làm điều gì bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho mình hoặc cho kẻ khác không.

Nếu, sau khi suy xét, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.

Chợt nhận ra rằng thay vì dạy cho con mình nhận biết sự khác biệt tuyệt đối giữa đúng và sai, Đức Phật đã dạy cho con suy ngẫm về lợi ích và có hại. Điều này đòi hỏi cả sự tự tri lẫn lòng bi mẫn. Đặt nền tảng của đạo đức dựa trên “có lợi” hay “có hại” giúp giải thoát đời sống đạo đức của ta khỏi những khái niệm trừu tượng và những ý niệm chẳng ăn nhập gì tới hậu quả của việc ta làm. “Có lợi” và “có hại” cũng giúp cho con người nhận biết mục tiêu của mình. Những điều ta làm sẽ trở thành hoặc là nghịch duyên, hoặc là thuận duyên trên con đường ta đi.

 (Diệu Bạch St)

◊◊——————————————————————————-◊◊

Những Bài Viết Liên Quan
490789
Total Visit : 389101