Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Nguồn gốc Đồng la trong Phật giáo

Dong laThích Thiện Phước

Hinh Dong la

       Đồng La còn gọi là Thanh la, cũng gọi là Đồng La Cổ (trống Đồng La), Đồng Chinh (Chiêng Đồng), Chinh Não (Chiêng và Não Bạt). Đây là  loại pháp khí bằng đồng xanh, tròn như cái chậu, ở viền mép dùi 2 lỗ luồn dây vào, nhằm để xách trên tay, có khi treo trên cái giá dùng dùi gỗ đánh phát ra tiếng. Thông thường được dùng chung với não, và bạt đồng trong những Pháp hội.

         Thanh la vốn là một nhạc cụ thuộc tự thân vang, chi gõ của dân tộc Kinh.

         Được làm bằng đồng hợp kim với thiếc có pha chìhình tròn. Thanh la có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau, mặt hơi phồng, xung quanh có thành cao khoảng 4 cm, ở cạnh thanh la người ta dùi hai lỗ thủng để xỏ một sợi dây quai. Mặt là trung tâm phát âm, thành là trung tâm nhân to tiếng. Thanh la của Nhà hát Chèo Việt Nam có đường kính 15 cm, dùi dài 20 cm.

images (2)

        Khi diễn tấu nhạc công cầm dây quai dơ lên, còn một tay cầm dùi gõ vào mặt thau tạo ra tiếng. Âm thanh cao, vang, vui, trong trẻo, đánh mạnh nghe chát tai.

         Thanh la có hai thứ tiếng :

         Tiếng Vang: nghệ nhân chỉ cầm sợi dây quai giữ Thanh la và để Thanh la được tự do rung động.

        Tiếng Nặng: nghệ nhân cầm sợi dây quai của Thanh la và dùng các ngón tay nắm giữ lấy cạnh Thanh la khiến sức rung động của Thanh la giảm bớt.

images (3)

        Trong Hoàng Bá Thanh Qui Pháp Cụ Đồ thấy có hình chiếc Đồng La, do đó cho ta biết Đồng La được dùng rất sớm trong Phật Giáo.

        Theo Nội truyện được dẫn trong sách “Sự Vật Khởi Nguyên” thì vua Hoàng Đế đã phỏng theo tiếng sấm mà chế ra chiêng não. Loại Đồng La ngày nay là một loại nhạc khí chuyển biến từ não.

        Tiếng Thanh la bao giờ cũng đi sát với tiếng trống đế: tiếng “vang” của Thanh la hòa nhịp với tiếng da của trống đế sử dụng trong dàn nhạc Chèo cổ.

ti xung (16)

         Ngày nay, trong tòng lâm khi cử hành nghi lễ tán tụng, thì chiêng và trống đạo đánh nhịp hòa âm với nhau, nghe nhịp nhàng tạo thành một âm hưởng khoang nhặt tùy thời, lúc ấy làm cho con người như đang thu hút bởi những giai điệu thiền âm du dương hòa nhã, nhiếp giữ tâm mình vào cảnh tịch mịch lặng yên.

 

       (Theo Bái Khí môn trong Thiền Lâm Tượng Khí Tiên, http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_la, Phật Quang Đại Từ Điển)

◊◊——————————————————————————–◊◊

 

 

 

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
452988
Total Visit : 351300