Thích Thiện Phước
Xỉ mộc còn gọi là nhành dương, là dụng cụ để người xuất gia đánh răng cạo lưỡi, nhằm để xỉa những thức ăn còn dính trong kẽ răng và khử mùi hôi trong miệng.
Cây xỉa răng xuất hiện rất sớm trong Phật giáo, chư Tăng dùng để xỉa răng trong sinh hoạt hằng ngày, cũng là 1 trong 18 món mà các Tỳ kheo đại thừa mang theo bên mình.
Tác dụng của nhành dương là làm sạch răng miệng.
Trong sinh hoạt thường nhật của Phật giáo thường nhăn nhành dương nhằm để bảo trì sự thanh khiết của miệng, khử trừ mùi hôi.
Khi nhăn nhành dương có nhiều lợi ích, lúc ban sơ khi sử dụng đến nó, Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy phương pháp.
Quyển 26, Luật Ngũ Phần chép: Có những Tỳ kheo, hơi miệng bị hôi, ăn uống không tiêu, bèn đem nhân duyên này bạch Phật. Phật dạy nên nhăn nhành dương.
Quyển 26, Luật Ngũ Phần chép: Nhăn nhành dương có 5 loại công đức:
- Tiêu hóa thức ăn
- Giải nhiệt
- Phân biệt mùi vị
- Hơi miệng không bị hôi
- Sáng mắt
Quyển 13, Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự chép: Ta nay chế định cho các Tỳ kheo nhăn nhành dương, bởi vì khi nhăn nhành dương được 5 điều lợi ích:
- Giải nhiệt
- Tiêu đàm
- Hơi miệng không hôi
- Ăn uống ngon miệng
- Mắt sáng tỏ
Nhành dương có người cho rằng chính là cây tăm xỉa răng. Dựa trên chất liệu thì gọi là nhành dương, dựa trên công dụng thì gọi là cây để xỉa răng. Cũng có người cho rằng vốn là hai vật riêng biệt, hình dáng tuy khác nhưng công dụng giống nhau.
Luật Tăng Kỳ gọi là xỉ mộc. Cắn một đầu cho dập nát ra, dùng để chà khượi thức ăn còn mắc kẹt trong kẻ răng.
Tỳ Nại Da chép:
+ Nhăn nhành dương có 5 điều lợi:
1/ Miệng không đắng
2/ Miệng không hôi
3/ Trừ phong
4/ Trừ nhiệt
5/ Tiêu đàm.
+ Lại có 5 điều lợi:
1/ Trừ bệnh phong
2/ Trừ nhiệt
3/ Khiến miệng có vị ngọt
4/ Tiêu thức ăn
5/ Sáng mắt
Luật Tăng Kỳ chép: “Nếu miệng có hơi nóng và sanh ghẻ, thì nên nhăn và nuốt nước cành dương”.
Bộ Bách Nhất Yết Ma chép: “Nhăn nhành dương cần phải ở chỗ khuất, không được ở trống trải và chỗ ở sạch sẽ có người tới lui, khi bỏ nhành dương thì trước hết lấy nước rửa và tằng hắn hoặc khải tay để cảnh giác rồi mới được bỏ ở chỗ khuất, nếu làm khác đi thì mắc tội việt pháp”.
Căn cứ trong “Nam Hải Ký Quy Nạp Pháp Truyện” của pháp sư Nghĩa Tịnh đời nhà Đường ghi: “Xỉ mộc tên gọi là Dương chi. Ở Ấn Độ cây dương liễu rất ít, người dịch vẫn sử dụng tên gọi Dương chi này”.
Thật ra Xỉ mộc thời Đức Phật không phải là cây Dương liễu. Điều này đã được pháp sư Nghĩa Tịnh lúc ở Ấn Độ tại chùa Lan Đà ghi lại sau khi tận mắt nhìn thấy.
Theo cách nói của Pháp sư Nghĩa Tịnh thì “Xỉ mộc” là một cây gỗ mà sau khi thức dậy dùng để làm sạch răng miệng, dài không quá 12 lóng tay, ngắn không dưới 8 lóng tay, to khoảng ngón tay út, một đầu to để nhai, một đầu nhọn nhỏ để xỉa răng, cạo lưỡi. Nếu như khi ở cạnh người khác, thì phải dùng tay trái che miệng khi dùng nó, dùng xong có thể vứt vào chỗ không để bị người ta nhìn thấy.
Ngoài ra người ta dùng kim loại, tre để chế ra. Đến đây thì chúng ta có thể nhận ra “Xỉ mộc” giống như cây tăm ngày nay vậy. Trong các luật điển, về kích cỡ lớn bé của xỉ mộc có rất nhiều quy định khác nhau.
Như trong “Luật Thập Tụng” ghi: “Phật cho dùng xỉ mộc có ba loại: Thượng, trung và hạ. Thượng là một thước ba tấc, hạ là sáu tấc, ngoài ra thuộc lọai bậc trung”.
Trong “Luật Ma Ha Tăng Kỳ” chép: Kích cỡ sử dụng của “Xỉ mộc” dài nhất là 16 lóng tay, ngắn nhất là 4 lóng tay. To bằng ngón tay út, càng nhỏ càng tốt. Mặc dù hình dáng, kích cỡ của “Xỉ mộc” – còn gọi là Dương chi – mỗi sách viết mỗi khác nhưng công dụng đều như nhau.
Chúng ta có thể căn cứ theo phẩm “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” trong kinh “Hoa Nghiêm” ghi rằng khi dùng dương chi rất nhiều lợi ích:
1/ Tiêu hóa thức ăn cũ
2/ Trừ đàm
3/ Tiêu độc
4/ Loại trừ các chất bẩn bám trên răng
5/ Miệng có mùi thơm
6/ Mắt sáng
7/ Cổ họng đượm nhuần
8/ Môi không bị khô nứt
9/ Tăng sinh khí
10/ Ăn ngon miệng
Nhân thế mà nhành dương trở thành một dụng phẩm vệ sinh trong sinh hoạt thường nhật của Tăng chúng.
* Cầm nhành dương là vật đặc trưng điển hình của Bồ tát Quán Thế Âm:
– Trong Tự viện Phật giáo có rất nhiều tôn tượng Bồ tát tay cầm nhành dương. Trong đó, vị Bồ tát mà ai cũng biết là Bồ tát Quan Âm. Ngài tướng hảo trang nghiêm, tay cầm tịnh bình tay cầm nhành dương. Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm cầm nhành dương là biểu hiện tinh thần tùy thuận theo tâm nguyện của chúng sanh. Cành dương liễu rũ xuống thuận theo chiều gió thổi không hề trái nghịch, do đó người ta còn gọi là Dương Liễu Quan Âm, mục đích là để khử trừ những tật bệnh của chúng sanh, nhân thế cũng gọi là “Dược Vương Bồ Tát”.
Phật dạy: Nếu muốn tiêu trừ các bệnh tật trên thân thì phải nên tu tập “Pháp dược cành dương”. Người tu tập pháp dược nầy liền được tiêu trừ các bệnh hoạn khổ ách, bảo toàn sự an khang cho thân thể.
* Qui tắc làm cành dương:
Đức Phật dạy nên dùng nhành dương để làm sạch răng miệng. Quyển 26, Luật Ngũ Phần Phật dạy: Có 5 loại cây không nên dùng để xỉa răng: Cây sơn, cây độc, cây xá di, cây ma đầu, cây Bồ Đề, ngoài ra đều được.
Lại nữa, kích cỡ nhành dương lớn nhỏ cũng có quy định:
Quyển 53, Luật Tứ Phần chép: “Nhành dương ngắn nhất là 4 ngón tay”.
Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện chép: “Dài 12 ngón tay, ngắn không dưới 8 ngón, lớn như ngón tay út”.
Liên quan đến xỉ mộc lớn nhỏ đức Phật đều có qui định. Ban đầu có Tỳ kheo sử dụng dương chi quá dài, Phật dạy không nên làm như thế. Xỉ mộc dài quá thì không tiện lợi, nguy hiểm làm tổn thương đến người khác. Thế là các Tỳ kheo sử dụng dương chi quá ngắn, trong lúc nhăn nhành dương, bỗng dưng thấy Phật, vì lòng tôn kính nên vội nuốt đi. Nhân thế mà đức Phật qui định xỉ mộc dài nhất là một gang tay (gang là cách khoảng từ ngón cái đo đến ngón giữa hoặc ngón út), cũng có khi Phật dạy xỉ mộc dài ngắn có 3 qui cách: Dài 12 lóng tay, ngắn 8 lóng tay, bậc trung là khoảng ở giữa độ dài và ngắn chính là 10 lóng tay.
* Lúc nhăn nhành dương phải chú ý giờ giấc, lễ pháp.
Quyển 27, Luật Ngũ Phần chép: Tỳ kheo không được ở giảng đường, ở nhà ăn nhăn nhành dương, nhằm để giữ vệ sinh, không được ở trước tòa Trưởng lão để tránh thất lễ. Không được ở trước bạch y ngoại đạo nhăn nhành dương để tránh sự hủy báng.
Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện chép: “Nhằm để tôn trọng người ở gần, nên phải lấy tay trái che miệng,… Khi sử dụng xong thì phải đem để ở chỗ khuất. Phàm khi bỏ nhành dương, hoặc muốn nhổ nước xuống thì phải đàn chỉ 3 tiếng, hoặc tằng hắng 2 lần, nếu không như thế thì mắc tội”.
Phương pháp nhăn nhành dương: Trước hết phải đem một đầu từ từ cắn cho dập nát, rồi chà nhẹ vào răng,… phải thận trọng để tránh sự tổn thương đến nứu răng và miệng.
Xỉ mộc ban đầu ở nước Ma Kiệt Đà, loại cây nầy rất khó tìm, nhân thế mà người ta dùng cành dương để thay thế. Vậy dương chi là cây gì? Thường thì người ta cho là cây dương liễu, nhưng trong kinh Phật ghi chép dương chi không phải là cây dương liễu.
Dương chi là đức Phật khi đi du hóa ở nước Kiều Tát La, sau khi nhăn nhành dương, đệ tử đem vài cành về bỏ ở dưới đất, nó bèn mọc thành cây và lớn lên.
Quyển 13, Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự chép: “Cây xỉa răng có độ dài 3 bậc: Dài 12 ngón tay, ngắn 8 ngón tay, cỡ vừa 10 ngón tay”.
* Nghi lễ sử dụng xỉ mộc:
Quyển 1, sách Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện của Ngài Nghĩa Tịnh chép: Vào lúc sáng sớm mỗi ngày, cần phải nhăn nhành dương, trong khi chà răng phải đúng phương pháp. Rửa tay cho sạch sẽ rồi mới thực hành việc kính lễ, nếu không như thế thì người lễ và người thọ lễ đều mắc tội.
Trong Tứ Phần Luật Phật dạy:
Không được dưới tháp xỉa răng;
Không được hướng tháp xỉa răng;
Không được bốn phía tháp xỉa răng.
Khi nhăn nhành dương đọc bài kệ.
Khi nhăn nhành dương
Nguyện cho chúng sanh
Tâm được thanh tịnh
Hết các phiền não.
Án A mộ già di ma lệ, nhĩ phạ ca ra, tăng du đà nể, Bát đầu ma, câu ma ra, nhĩ phạ tăng thâu đà da, đà ra đà ra, tố di ma lê ta phạ ha.
Kỳ thật, sử dụng xỉ mộc giống như đánh răng súc miệng hằng ngày, là một loại tập quán vệ sinh, chẳng qua là thời xưa không có điều kiện như bây giờ, Tăng chúng mới sử dụng xỉ mộc, thời quá khứ căn cứ theo qui tắc sinh hoạt của Phật giáo, Tăng chúng mỗi ngày sau khi thức dậy đều phải nhăn thảo mộc, đánh răng cạo lưỡi, súc miệng rửa mặt cho sạch sẽ rồi mới tiến hành việc kính lễ. Nếu không như thế thì không luận là tiếp thọ sự hành lễ của người, hoặc lễ bái người khác thì đều mắc tội.
Ngoài ra, khi ở nhà giảng, nhà ăn, nhà bếp không được sử dụng xỉ mộc, nhân vì không vệ sinh; không ở trước tháp Phật, không ở trước các vị Tôn Túc vì không lễ phép, không được ở trước Tỳ kheo bệnh vì thái độ xem thường, cũng không được ở trước bạch y ngoại đạo vì phòng ngừa sự cơ hiềm.
Trong sinh hoạt Tăng chúng của Phật giáo, việc sử dụng xỉ mộc là một việc lưu truyền phổ biến, do Tăng chúng Ấn Độ thời cổ đại không có phương tiện nào khác, nên dùng xỉ mộc để súc miệng đánh răng.
Sau khi Phật giáo du nhập vào phương Bắc, việc nhăn nhành dương chưa thấy lưu hành. Sau nầy nghành y học và kỷ nghệ công nghiệp phát triển, chỉ sử dụng phổ biến tăm xỉa răng, chỉ nha khoa để xỉa răng, lại có bàn chảy đánh răng, có kem đánh răng, mọi người đều sử dụng. Vì thế bây giờ không ai đi tìm dương chi và xỉ mộc để đánh răng nữa. Tuy nhiên đó chính là vật mà Tăng sĩ và người thời xưa đã từng sử dụng./.
♦♦———————————————————————♦♦
THÍCH THỊ PHƯỚC
Từ đó, nguồn cội yêu thương hiếu đạo đã được khơi dậy một cách mạnh mẽ, nên rằm tháng bảy trở thành một lễ hội truyền thống tri ân cao quý của Phật giáo: Tết trung nguyên, rằm tháng bảy, địa quan xá tội, Mục liên cứu mẹ, lễ tự tứ,…Đây là ngày lễ truyền thống của đạo lý Việt Nam, dạy cho mọi người xóa bỏ hận thù, biết làm mới với tinh thần “Xá Tội – tha thứ những lỗi lầm”.
Con quỳ lạy Phật Thích Ca
Chứng minh đệ tử tên là Mục Liên
Lòng con mộ đạo tu hiền
Xuất gia theo Phật cầu nguyền hôm nay.
Nghe kinh Phật thuyết bảy ngày
Minh tâm kiến tánh như lai trọn lành
Lục thông đầy đủ nên danh
Muốn tìm Cha Mẹ lòng thành gắng công.
Đền ơn cho bú ẵm bồng
Liền dùng đạo nhãn xem liền thế gian
Thấy vong Mẹ khổ muôn vàn
Ốm gầy đói khát trong đàng quỷ ma.
Mục Liên kêu Mẹ khóc la
Đau lòng thương Mẹ đọa sa Diêm đình
Thanh Đề nhìn thấy con mình
Mục Liên cứu Mẹ hết tình gắng công.
Con ơi! Mẹ đói trong lòng
Mục Liên nghe nói khóc ròng thở than
Vội vàng trở lại thế gian
Bới cơm một bát đem sang Mẹ mừng.
Và cơm vô miệng nửa chừng
Chén cơm hóa lửa phừng phừng thành than
Mục Liên xem thấy kinh hoàng
Trong lòng đau đớn khóc than buồn tình.
Mẹ ơi! Niệm Phật độ mình
Trở về lạy phật cầu xin Mẹ già
Thích Ca Đức Phật phân qua
Mẹ ngươi tội nặng đọa ra nghiệp hành.
Ta truyền cứu tế pháp lành
Cần cầu Tăng chúng tịnh thanh chú nguyền
Cầu cho Phụ Mẫu hiện tiền
Lục thân quyến thuộc bình yên đều hòa.
Bảy đời Phụ Mẫu đã qua
Về Trời hưởng phước sáng lòa hào quang
Vui chơi thong thả thanh nhàn
Ngày rằm tháng Bảy lập đàn trai tăng.
Sắm cơm trăm món đồ ăn
Trái cây ngũ quả hương đăng rõ ràng
Chiếu, giường, bồn nước, mùng, màn
Dầu, đường, trà lá, bát vàng đựng cơm.
Những đồ vật quý bông thơm
Thành tâm dọn tiệc Lan Bồn phân minh
Cúng dường Tam Bảo cầu Kinh
Chư Tăng tịnh giới giữ gìn nghiêm trang.
Cầu cho Thí chủ Trai đàn
Tâm hành thiền định vái van chúc nguyền
Thanh Đề khổ ách hết liền
Ngày rằm tháng Bảy thành tiên về Trời.
Noi gương hiếu thảo đời đời,
Xót thương Phụ Mẫu hiện thời nuôi con.
Nhai cơm cho bú hao mòn
Ơn sâu nghĩa nặng thương con hết lòng.
Trời cao đất rộng mênh mông
Biển hồ lai láng sánh đồng Thái sơn
Tu hành báo tứ trọng ân
Độ đời ba cõi sạch trơn trọn lành.
Mục Liên đại hiếu tu hành
Báo ân Phụ Mẫu nên danh độ đời.
Câu chuyện của hai đóa hồng trong đêm trước ngày Vu Lan. Đó là Hồng Nhung đỏ Giảm và Hồng trắng tinh khôi.
Ngày lễ Vu La n người ta cài lên cánh mình đóa Hồng Nhung nếu họ may mắn còn có mẹ, người mất mẹ cài đóa Hồng trắng cho mình.
Đêm tháng 7 Âm lịch. Ngày trăng thứ 14 đủ tròn và sáng để chiếu lên vạn vật. Vườn hồng nằm dưới ánh trăng vàng dịu dàng. Tia sương của đêm đọng lại lá, lên những cánh hồng. Những đóa hồng tỏa mùi thơm khắp không gian về đêm. Chỉ còn đêm nay nữa thôi, sáng mai sớm hết những thứ đóa hồng này sẽ được ngắt, để người đời dùng chúng thay cho lời tri ân với mẹ! Ngày Lễ Vu Lan.
Hồng Trắng được trồng cạnh Hồng Nhung. Hồng Trắng say sưa tận hưởng cái lạnh của sương, uống lấy từng giọt sương để khiến mình có thể rực rỡ nhất vào ngày mai. Đóa Hồng Nhung nhìn bạn đang cố gắng hết sức có thể để tăng nhựa sống cho mình, Hồng Nhung rụt rè nói với bạn:
– Hồng Trắng ơi, mai là ngày lễ Vu lan rồi, cậu có buồn không?
– Tại sao lại buồn chứ?
Gương mặt Hồng Trắng vẫn tươi tắn lạ thường. Hồng Nhung khẽ khàng:
– Tớ không biết vì sao trong ngày lễ Vu lan con người lại dùng tớ, một loài hoa hồng mang màu đỏ để dành cho những người còn mẹ trên đời. Còn cậu – loài hoa hồng trắng luôn phải dành cho những người đã mất mẹ. Có khi nào cậu thấy buồn không?
– Không đâu, tớ không phải là đại diện cho sự bất hạnh của những người mất mẹ, tớ thay họ nói lên tình yêu vô bờ bến mà họ dành cho mẹ. Họ dùng tớ để thay lời cảm ơn và thể hiện lòng kính yêu với mẹ, ngay cả khi mẹ không còn trên thế gian này nữa. Được cài trước lồng ngực của những người mất mẹ, tớ nghe được tiếng thổn thức, một nỗi xót xa trào dâng qua từng nhịp đập của con tim.
- Nhưng những người còn mẹ sẽ vui vẻ hơn những người mất mẹ vì vậy nếu được chọn cài lên ngực những người còn mẹ sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều phải không nào? Hồng Nhung gặng hỏi bạn.
- Tôi nghĩ đến tớ khi nằm trên thăng của người khác, những người may mắn còn mẹ sẽ hiểu họ cần phải làm gì xứng đáng với ân huệ mà cuộc đời còn dành cho họ. Họ cần phải có nhiều hơn để đến một ngày nào đó khi phải cài đặt lên vũ khí, họ không cảm thấy ân hận vì mình đã không làm một người tốt. Tôi hạnh phúc khi nói thay tình yêu của những người mất mẹ và nuôi dưỡng tới những người còn mẹ. Tôi đã làm giả sứ của tình nguyên tử quý giá.
Hồng Nhung nhìn Hồng ngưỡng ngưỡng. Cả hai yên lặng hút dưỡng dưỡng từ đất và uống sương đêm để mình đẹp hơn vào ngày mai.
(Diệu Bạch St)
◊-◊—————————————– ———————-◊-◊
NĂM THÁNG DẦN TRÔINĂM THÁNG DẦN TRÔI
Thích Thiện Phước
Cuộc đời là một hành trình luôn đưa ta về phía trước, không giậm chân tại chỗ, không lùi lại phía sau, từng bước chân trải dài ấy, luôn mang theo: Ước mơ thách thức, hạnh phúc niềm đau, nụ cười tiếng khóc, thất bại thành công, nhục vinh được mất,… có người đạt được đỉnh cao của sự nghiệp một cách mau chóng dễ dàng khi còn rất trẻ, có người lận đận mãi vẫn không thành, có người thì chưa lên đến đài vinh quang thì nhìn lại đã già, hơi tàn sức kiệt, rồi phải chống chọi chịu đựng với bệnh tật, như chờ đợi đến hồi kết thúc một chuyến đi xa…
Ai cũng có một thời vẫy vùng xông pha nơi chân trời góc biển, rồi cũng có lúc phải thu mình bình lặng chốn quê nhà, vui cùng cỏ nội mây ngàn, đếm từng giọt mưa rơi như dòng thời gian của đời người đang trút xuống… trở về sống cho mình, ngồi cắt móng tay, đếm từng hơi thở, soi gương nhìn mặt mình thật kỹ thật lâu, để thấy những nếp nhăn in đậm nét phong trần, thấy mây bay cuối tận chân trời mà lòng đầy xao xuyến, bỗng quên đi bao ký ức về cuộc đời thành bại nhục vinh, đã là lữ khách trần gian thì cái gì là của họ của ta, đến lúc an lòng nhìn lại buông xuôi muôn duyên để nhẹ lòng cho một chuyến đi về…“cô đơn không hẵn một mình, một mình không hẵn cô đơn”, chim hót, lá rơi, bầu trời đầy sao đêm…chỉ một mình ta nhưng ngập tràn hạnh phúc bao la.
Mờ sáng rừng thiền chưa dọi nắng
Đêm về hoa cỏ cũng lặng yên
Từng tiếng chim kêu bình minh dậy
Sương lờ bóng nguyệt giới hương bay.
Thật ra, đời người mau chóng lắm bạn, tất cả mọi chúng ta đều sẽ có ngày ly biệt và đến điểm dừng, đó là ngày mà mình rời xa thế giới nầy, ly biệt người thân thương, mọi thứ mà ta gắn bó trân quí yêu thích rồi cũng phải buông xuôi, ta không giữ mãi những gì mình có được, mất mát, đổi thay, tàn hoại…vì thế gian là vô thường, có một thứ không bao giờ thay đổi, đó là luôn luôn thay đổi, sống ở đời đôi lúc cũng phải tuỳ duyên, thay đổi chính mình cho phù hợp với thời đại hoàn cảnh, nếu ta không thay đổi thì sẽ bị thay thế và lùi về phía sau.
Nếu biết còn vài ngày, vài giờ, vài phút giây nữa để sống, thì bạn sẽ sống như thế nào, và làm gì cho khoảng thời gian còn lại của mình?… Ai nấy đều có nỗi khổ niềm đau, vì vậy cho dù hoàn cảnh nào, ta phải sống tràn ngập tình thương yêu: Bản thân, mọi người và muôn loài, khi tình thương đủ lớn thì cánh cửa khổ đau cũng dần khép lại, xin cho đi tình thương vô hạn bằng nhiều phương diện ở trong đời.
Lạy Phật mong sao cho con và mọi người mọi loài sống an lành tự tại, như cánh hạc tung bay giữa bầu trời cao rộng thênh thang, như những đám mây nhẹ nhàng phiêu bồng cao vút chốn thiên không, như dòng nước thì thầm len lõi xuyên qua mọi ngóc ngách của vũ trụ bao la, thong dong từng bước chân đi ngang cuộc đời một cách an toàn không vướng mắc, như làn gió thổi qua những cánh đồng hoa cỏ, mang theo hương thơm vi diệu lan tỏa khắp mọi chân trời.
Thời gian của kiếp người là một nguồn tài nguyên có giới hạn, không thể tái chế, mua bán, trao đổi, tiền bạc châu báu mất đi hôm nay, ngày mai có thể tìm được, còn thời gian trôi qua rồi, sẽ không bao giờ trở lại. Món quà vô giá này, tạo hóa đã ban cho chúng ta và muôn loài đồng đều như nhau. Mỗi ngày đêm có 24 giờ đồng hồ, nhưng chúng ta sử dụng vào việc gì, đó là chuyện cá nhân của từng người…
Đời người sống vài mươi năm, thật quá ngắn ngủi so với vòng luân hồi vô tận. Mỗi một hành nghiệp của chúng ta, dù tốt hay xấu, đều ẩn tàng lý nhân quả ở đó. Vì vậy, khi được làm thân người, bạn hãy tận dụng cơ hội hiếm có nầy, cố gắng sống nhân từ, đạo đức, chân chánh, trung nghĩa, thanh cao, liêm khiết,… trải lòng yêu thương giúp đỡ mọi người.
Cuộc đời, vốn dĩ có nhiều sự bất an đau khổ, ta nên sống sao cho có ý nghĩa, mang lại niềm vui cho mình và người. Ngày ngày tu nhân tích đức, sớm sớm tinh tấn công phu, cầu mong cho mọi người hết khổ, sống đời an vui hạnh phúc trong cõi phù du mộng ảo nầy.
Tuy nhiên, cuộc đời thật tươi đẹp cho những ai sống chân thật với nó: Và vẫn còn đâu đó những khoảng trời bình yên vô hạn, những đàn cò trắng bay lượn xa xa trên cánh đồng lúa bất tận giữa buổi chiều thu nhạt nắng, những khu rừng nguyên sinh xanh thẳm bao la, những dòng sông tĩnh lặng uốn khúc êm đềm, những chú ong dễ thương chăm chỉ hút mật, những đàn bướm bay chập chờn trong vườn hoa cỏ dại khi bình minh về còn đượm thấm sương đêm….thành trụ hoại không – thế gian vô thường, sanh già bệnh chết – thân người giả tạm, xuân hạ thu đông – năm tháng dần trôi, lá rụng về cội nước chảy ra khơi, an nhiên cho một chuyến đi về,…
Thong dong ở mọi phương trời
Mây bay gió thổi mong đời an yên.
Gót chân thoát tục tuỳ duyên
Lối về hoa cỏ thiên nhiên thanh nhàn.
Nha Mân, 03/2023.
Kinh Vu Lan – Thích Thiện Phước.