Thứ 5, ngày 03 tháng 10 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Nguồn gốc Phan trong Phật giáo.

PhanThích Thiện Phước


Phan tiếng Phạn là Ba Đa Ca, cũng gọi là Kế Đô, là lời gọi chung cho các loại Tinh Kỳ và Tràng, Cái,… đồng thời là một dụng cụ để trang nghiêm đạo tràng, cúng dường Chư Phật Bồ tát.

Kinh Du Hành trong bộ Trường A Hàm và phẩm Tín Giải kinh Pháp Hoa đề cập rất rõ về Phan.

Trên đã nói về tràng, có 5 màu: Xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. Quyển 3, Đà La Ni Tập Kinh có nêu ra tạp sắc phan. Quyển thượng, phẩm Bồ Tát Giới Văn Thù Sư Lợi Vấn Kinh có nói về loại phan hình rồng. Ngoài ra bộ Ni Đà Na Mục Đắc Ca có nêu ra 5 loại phan như: “Phan sư tử, Phan rồng, Phan mạc yết la, Phan yết lộ trà, Phan trâu chúa.” Vài loại phan được nêu trên đều là dụng cụ trang nghiêm, dùng để cúng dường chư Phật Bồ tát.

Nen Phan

Làm phan, treo phan, cúng dường phan sẽ được nhiều công đức lợi ích. Kinh chép: “Nước Ca Tỳ La có một Trưởng giả, vợ ông sanh đứa con trai, ngay lúc đứa bé ra đời, trên hư không có xuất hiện một cái phan lớn, do đó mà đặt đứa bé tên là Ba Đa Ca. Sau này đi xuất gia, đắc quả A La Hán. Bây giờ các Tỳ kheo hỏi nhân duyên kiếp trước của Ba Đa Ca. Phật bảo đại chúng: Ba Đa Ca vào thời quá khứ, sau khi Phật Tỳ Bà Thi nhập Niết Bàn, ông may một cái phan dài treo trên tháp Phật. Do công đức ấy mà 91 kiếp không rơi vào đường ác, thường treo phan báu được cái vui ở cõi trời”.

Kinh Quán Đảnh, phẩm 11 chép: “Như ta ngày nay cũng khuyên làm phan, treo ở chùa tháp, được phước an vui, lìa tám nạn khổ, được sanh về Tịnh Độ của mười phương chư Phật. Nếu có ai cúng dường phan cái, thì thành tựu sở nguyện, được đạo Bồ đề”.

Kinh Quán Đảnh chép: “Nếu có ai làm phan năm sắc cao 49 thước (Tàu) thì khỏi bệnh khổ, kéo dài tuổi thọ”.

Trong Thích Ca Phổ, quyển 5 phần A Dục Vương Tai Bát Vạn Từ Thiên Tháp Ký chép : “Sau khi Tháp thành, làm 1.200 phan báu và đem các loại hoa cúng dường; trong khi chưa treo thì Vua đột nhiên bị bệnh. Nhân đó mà Vua khẩn thiết cầu nguyện rằng : Nếu có cảm ứng oai linh, nguyện thương xót cứu hộ cho con được hết bệnh. Quả nhiên, hơn 20 ngày sau Ông hết bệnh”.

Quyển 11, Kinh Quán Đảnh chép: “Nếu có người sắp mạng chung, vì họ mà thắp nhang đốt đèn, ở trong chùa treo phan, chuyển đọc tôn kinh, trải qua 21 ngày. Vì sau khi người mạng chung thân trung ấm như một đứa trẻ nhỏ, tội phước chưa định, nên phải tu phước cho nó, hồi hướng cho vong hồn, thần thức được sanh về mười phương vô lượng quốc độ, nương nhờ công đức này mà được vãng sanh”.

Một vài  điển cứ đã nêu trên, đó là “Tục mạng phan” có thể được kéo dài tuổi thọ; “Mạng quá phan” có thể được vãng sanh về Tịnh Độ, có hai Thuyết như vậy. Ngoài ra còn có: Quán đảnh phan sử dụng lúc quán đảnh,…

Ngoài ra còn có một loại phan, hình giống như cái tràng có 6 hoặc 8 góc gọi là tràng phan, nó bao gồm hai loại công đức: Tràng và phan. Nếu như dùng gỗ để chế thành phan thì gọi là tràng phan gỗ.

 

◊◊———————————————————————————————-◊◊

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
462381
Total Visit : 360693