Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Nguồn gốc Pháp luân trong Phật giáo.

Phap luanThích Thiện Phước

 

       3       

       * Pháp luân

       Lại gọi là Phạm luân, hoặc Bảo luân, là lời ví dụ trong Phật giáo.

       Theo Truyền thuyết Ấn Độ, Đức Phật thuyết pháp như Chuyển Luân Thánh Vương cai trị thiên hạ. Bấy giờ chuyển bánh xe báu hàng phục các ma hay phá tan những ác kiến của chúng sanh, tế độ tất cả những chúng sanh, nhân đây mà dùng bánh xe để ẩn dụ mà xưng là Pháp luân. Cho nên Phật nói pháp gọi là Pháp luân.

         Pháp luân là một pháp cụ tiêu biểu của Phật pháp.

        Đại Trí Độ Luận chép: “Phật chuyển bánh xe chánh pháp cho nên gọi là Pháp luân, hoặc gọi là Phạm luân.

          * Nguồn gốc của Pháp luân:

          Pháp luân vốn là một loại vũ khí hình dạng giống như bánh xe, thời cổ đại Ấn Độ đã từng sử dụng trong chiến tranh. Cổ đại Ấn Độ có một vị Quốc vương chinh phục khắp bốn phương, khi Ông ra đời thì trên không trung hiện ra bánh xe nầy, nhằm để dự báo rằng Ông là người vô địch. Bánh xe nầy giống y như bánh xe thông thường, đầy đủ các tướng: trục xe, vành xe, căm xe, tròn vìn sáng ánh, lúc chạy thì có thể dẫn dắt uy phục tất cả. Về sau, Phật dùng bánh xe để dụ cho lời thuyết pháp của Ngài, vì Pháp luân của Phật xuất hiện ở đời thì tất cả những bất thiện pháp đều bị phá nát không còn sót, cho nên trong Phật giáo đem lời thuyết pháp của Phật gọi là “Chuyển bánh xe chánh pháp”.

 

          Trong bài kệ khai trống có câu:

          Phiên âm:

Pháp luân thường chuyển huệ tâm khai

Cát đoạn sanh tử tọa bảo đài

Kim cang đảnh lễ y vương vị

Thân tâm thanh tịnh bái Như Lai.

          Tạm dịch theo văn xuôi: “Bánh xe chánh pháp thường xoay làm cho trí huệ mở bày, cắt sạch hết sanh tử ngồi trên đài hoa báu, kim cang đảnh lễ ngôi vị Phật, thân tâm thanh tịnh lạy Như Lai”.

         Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo, lần đầu tiên thuyết pháp – chuyển Pháp luân – tại vườn Lộc Dã thuộc thành Ba La Nại. Đây là một trong 4 thánh tích của Phật giáo. Ngày nay Lộc Dã Uyển đã có chùa chiền, Bảo tàng, Thư viện. Trong bảo tàng có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển pháp luân lần đầu tiên.

          * Ý nghĩa của Pháp luân trong Phật giáo:

          Pháp luân là tượng trưng cho giáo pháp của Phật, có đủ ý nghĩa biểu trưng trong Phật Pháp. Trong Kinh đức Phật dạy: Pháp luân là phá dẹp tất cả các nghiệp chướng mê lầm, cũng có Kinh Phật chép: “Vô sanh chánh quán, bản thể làm khuôn mẫu gọi là Pháp. Tuôn chảy viên thông, không hạn cuộc ở một người gọi là luân. Lại nữa vô sanh chánh quán không có hệ lụy nào không phá nát, gọi là luân”.

 

          Pháp luân có ba ý nghĩa:

          1/ Phá dẹp: Lời thuyết pháp của Phật hay làm cho chúng sanh phá tan được những tội ác, giống như bánh xe báu trong tay của Chuyển Luân Thánh Vương. Có thể phá nát được các núi đồi cho nên gọi là pháp luân. Đại Trí Độ Luận chép: “Phật chuyển pháp luân giống như bánh xe báu của Chuyển Luân Thánh Vương, Chuyển Luân Thánh Vương tay cầm bánh xe báu ở trên không trung không có chút gì trở ngại. Phật chuyển pháp luân ở trong tất cả thế gian và cõi trời người là không có ngăn ngại, người thấy được bánh xe báu của Chuyển Luân Thánh Vương thì các loại tai nạn, phiền não ác nghiệp, đau khổ họa hại thảy đều tiêu trừ, như người gặp được bánh xe chánh pháp của Phật thì tất cả tà kiến, nghi hoặc, đau khổ, tai hại đều tiêu diệt. Cho nên, Chuyển Luân Thánh Vương dùng bánh xe báu cai trị bốn châu thiên hạ, còn Phật dùng bánh xe chánh pháp sửa đổi tất cả thế gian trời người”.

          2/ Xoay vần: Lời thuyết pháp của Phật, không dừng lại ở một người, cũng không dừng lại ở một chỗ, giống như bánh xe xoay lăn không dừng cho nên gọi là Pháp luân.

       3/ Viên Mãn: Vì giáo pháp của Phật nói ra là Vô sanh chánh quán, tròn đầy không kém khuyết, cho nên dùng sự tròn trịa của bánh xe để dụ nên gọi là Pháp luân.

          Ngoài ra, căn cứ vào phẩm Phật Quốc, kinh Duy Ma chép: “Ba lần chuyển pháp luân ở cõi Đại Thiên, bánh xe ấy vốn thường thanh tịnh”.

       Cũng chính là nói: Pháp luân tượng trưng cho bổn tánh thanh tịnh, bản thể vốn làm khuôn mẫu phép tắc.

        Hình dạng pháp luân giống như bánh xe, bánh xe thì có căm, niền, nhông, tức là số trục tương đồng với căm xe. Về số căm xe có 4, 6, 8, 12, 100,… đều đại biểu cho ý nghĩa bất đồng:

     – Bốn căm đại biểu cho bốn đế: khổ, tập, diệt, đạo.

     – Sáu căm tiêu biểu cho 6 đường: Trời, A tu la, người, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục.

     – Tám căm tiêu biểu cho 8 chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

     – Mười hai căm tiêu biểu cho 12 nhơn duyên: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái thủ, hữu, sanh, lão, tử.

     – Một trăm căm tiêu biểu cho đầy đủ  tất cả các pháp…

          Ngoài ra, Phật Mẫu Thất Câu Chi, Bồ Tát Đại Tùy Cầu, Quan Âm Như Ý Luân, Minh Vương Đại Oai Đức, Phật Đảnh Tối Thắng, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Bồ Tát Mạn Trà La, Na La Diên Thiên,… Phật Bồ tát đều đem pháp luân để làm vật cầm, tiêu biểu pháp luân thường chuyển, Phật pháp được cửu trụ.

          Quyển 35, Đại Trí Độ Luận chép: “Phật chuyển pháp luân tất cả thế gian và cõi Trời người đều không bị ngăn ngại, người thấy bánh xe báu thì các ác hại đều tiêu diệt. Khi gặp pháp luân của Phật thì tất cả tà kiến nghi hối thảy đều tiêu diệt, vua dùng bánh xe nầy để trị bốn thiên hạ, Phật dùng bánh xe pháp để trị tất cả thế gian Trời và người”.

          Có vài Tông phái Phật giáo, tuy nói pháp luân là tiêu biểu cho tất cả Phật Pháp, nhưng cũng thường chỉ cho 8 thánh đạo, đây chính là nói: Ba tướng của pháp luân. Phật giáo cho rằng pháp luân có 3 tướng: Căm xe, trục xe, niền xe, mà 8 thánh đạo cũng có đủ 3 tướng nầy:

          – Chánh kiến, chánh tư duy, chánh cần, chánh niệm ví dụ cho căm xe ở thế gian.

          – Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng ví dụ cho trục xe.

          – Chánh định ví dụ cho niền xe.

         Du Già Diệm Khẩu phần tán Ngũ phương, Đức Tỳ Lô Như Lai ở thế giới trung ương tay cầm bánh xe ngàn căm, và phần phân châu cũng có đề cập đến bánh xe báu. Bánh xe báu còn là một trong tám món kiết tường của Du Già Bộ.

         Hơn nữa, đế đạo trong “đạo” có đầy đủ quán hạnh mau chóng, có thủ có xả, có điều phục có chưa điều phục, chấn nhiếp đã điều phục xoay vần 5 loại tướng trên dưới như thế. Hơn nữa bánh xe cũng có đầy đủ những đặc điểm nầy, cho nên đem 8 thánh đạo để dụ cho bánh xe chánh pháp.

          * Bổn Tôn trì pháp luân trong Phật giáo.

          Pháp luân có 4 loại: Vàng, bạc, đồng, sắt. Chuyển Luân Thánh Vương cầm bảo khí nầy cũng có: Kim Luân Vương, Ngân Luân Vương, Đồng Luân Vương, Thiết Luân Vương. Thế giới phát triển đến thời kỳ nhất định thì bốn vị Luân Vương nầy lần lượt ra đời.

          Kim Luân Vương thống trị bốn châu thiên hạ, Ngân Luân Vương thống trị ba châu thiên hạ, Đồng Luân Vương thống trị hai châu thiên hạ, Thiết Luân Vương thống trị một châu thiên hạ, bốn vị đại Luân Vương nầy đều ngự trên bảo luân, để đi tuần khắp khu vực mà mình quản lý.

         Chúng ta thấy trên tay của Thiên Thủ Quan Thế Âm Bồ Tát, trong đó có một tay cầm bánh xe, đó chính là bàn tay bất thoái chuyển Kim Luân, tiêu biểu từ thân nầy đến thân Phật, tâm Bồ đề của Ngài không thoái chuyển.

          Tông Thiên Thai căn cứ vào Kinh Anh Lạc, ngoài bốn loại bánh xe ra còn có thêm: Lưu Ly Luân, Ma Ni Luân, để lập thành sáu loại bánh xe để phối hợp với sáu nhân vị.

- Thiết Luân Vương phối hợp với ngôi thập tín.

- Đồng Luân Vương phối hợp với ngôi thập trụ.

- Ngân Luân Vương phối hợp với ngôi thập hạnh.

- Kim Luân Vương phối hợp với ngôi thập hồi hướng.

- Lưu Ly Vương phối hợp với ngôi thập địa.

- Ma Ni Luân Vương phối hợp với ngôi đẳng giác.

          Riêng Ma Ni Luân đã trở thành một loại pháp khí đặc thù của Phật giáo Mật Truyền Tây Tạng, Pháp luân còn là một trong tám món kiết tường.

          Vì có ý nghĩa thù thắng như thế cho nên ngày nay, pháp luân trang trí ở trên nóc chùa, giảng đường, kinh sách, túi đãi…tất cả đều mong rằng ánh sáng chánh pháp của Phật ngày một rạng ngời khắp tất cả mọi nơi./.

♦♦————————————————————————————————————–♦♦

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
452991
Total Visit : 351303