Thứ 3, ngày 03 tháng 12 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Nguồn gốc Pháp Tràng trong Phật giáo.

Phap trangThích Thiện Phước

 


   Trang 2 Tràng là dụng cụ để trang nghiêm đạo tràng trong Phật giáo. Tiếng Phạn là Phược Nhã, có khi gọi là Kế Đô, là Bảo Tràng, Thiên Tràng. Tràng là một loại cờ, trong Phẩm Thí Dụ, quyển 5 kinh Pháp Hoa, kinh Quán Vô lượng Thọ … đã từng đề cập đến Tràng phan.

Tràng là một vật trong nghi vệ ở thế gian, là một loại quân kỳ của các vị tướng dùng để chỉ huy ngoài trận chiến. Đức Phật là bậc Vua của các pháp, hàng phục được tất cả quân ma. Nhân thế mà đức Phật thuyết pháp gọi là dựng Pháp tràng.

Tràng được chế tạo bằng cách kết thêm vài miếng lụa ở dưới cờ mà thành, không có cách làm nhất định. Chất liệu để làm tràng thì dùng vải, lụa. Thân tràng thẳng đứng mà dài, hai bên thân của tràng kết lụa phân phối chừng 8 hoặc 10 miếng. Ở bên dưới thòng thêm hai miếng thả dài xuống. Trên thân tràng cũng có khi họa vẽ hoặc thêu hình tượng Phật.

Nen Phap Trang 7

Tràng là một loại để trang nghiêm trên Phật đường, Phật tượng, tràng cũng là khí vật mà Chư Phật Bồ tát cầm. Ví như trong Thai Tạng Giới Mạn Đà La, Bồ Tát Địa Tạng, Phong Thiên, Dược Vương Bồ Tát trong A Di Đà Nhị Thập Ngũ Bồ Tát Lai Nghinh Đồ, Dẫn Lộ Vương Bồ Tát trong động Đôn Hoàng đều có cầm Bảo tràng. Ngoài ra còn có Bảo Tràng Như Lai, Kim Cang Tràng Bồ tát,… đều có liên quan đến Tràng.

Nếu ở trên đỉnh của Tràng có trang trí Như Ý Bảo Châu thì gọi là Như Ý tràng, Na Ni tràng. Nếu để trên đầu người thì gọi là Đàn Noa tràng, Nhơn Đầu tràng. Nếu có người nào đến chùa tháp đạo tràng, cúng dường tràng thì được công đức phước báu thù thắng.

◊◊———————————————————————————-◊◊

 

Những Bài Viết Liên Quan
490777
Total Visit : 389089