Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

PHẬT THÍCH CA MÂU NI XUẤT GIA

PHẬT THÍCH CA MÂU NI XUẤT GIAThích Thiện Phước

     Sau khi đi dạo bốn cửa thành, thái tử Tất Đại Đa quyết chí xuất gia học đạo, nhưng vua cha không cho. Với tình thương vô tận, Ngài đã vượt khỏi kinh thành vào nửa đêm xuất gia tầm đạo, đem lại ánh sánh chánh pháp cho muôn loài.

     Ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch là ngày Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia. Do vì ngày tháng xuất gia của Phật trong kinh điển ghi chép có chỗ hơi sai khác.

     Kinh Trường A Hàm, Quyển 4: Ghi là mùng 8 tháng 2.

     Kinh Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả, Quyển Trung: Ghi là mùng 7 tháng 2.

     Kinh Tu Hành Bổn Khởi, Phẩm Xuất Gia ghi là ngày mùng 7 tháng 4.

     Kinh Thái Tử Thụy Ứng Bổn Khởi, Quyển Thượng; Kinh Quán Tẩy Phật Hình Tượng; … đều chép Phật xuất gia ngày mùng 8 tháng 4.

     Kinh Bổn Sanh của Ba Ly, trong phần “Phật Truyện” chép: Ngày 15 của tháng A Sa Trà (tương đương với ngày mùng 1 tháng 5).

     Phật giáo Hán Truyền Trung Quốc căn cứ vào kinh Trường A Hàm, Quyển 4 chép: Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia ngày mùng 8 tháng 2, mỗi năm vào ngày này tất cả chùa chiền đều long trọng cử hành lễ kỷ niệm ngày Phật Tổ lìa bỏ hưởng thụ cái vui giàu sang ở thế gian để xuất gia tu hành khổ hạnh, chứng ngộ thành Phật, là bậc khai sáng ra Phật giáo, chỉ dạy cho chúng sanh phá bỏ vô minh diệt trừ khổ não, được cái vui giải thoát vô thượng. Vào ngày này lại có những người phát tâm xuất gia, đây là một nhơn duyên rất thù thắng. Ngoài ra còn có cử hành pháp hội phóng sanh nhằm để giáo hóa chúng sanh không sát sanh, bảo hộ nuôi dưỡng, đề xướng việc ăn chay, giữ gìn sức khỏe, pháp hội không chỉ kỷ niệm ngày xuất gia của Phật, mà còn học tập tâm hạnh đại từ đại bi tinh thần nhẫn nại, rộng lượng bao dung của Ngài.

Ý nghĩa của ngày Đức Phật xuất gia

     Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người lịch sử, Ngài là một vị Thái tử con vua Tịnh Phạn thuộc nước Ca Tỳ La Vệ, bản tánh thông minh, nhà vua rất yêu thương Thái tử, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Thái tử sinh hoạt và học tập và mời những vị Danh sư dạy văn học, triết học, toán học, binh pháp, võ thuật. Vì từ nhỏ đã được học những nền văn hóa như thế cho nên khi trưởng thành Thái tử là một người văn võ song toàn. Là một vị Thái tử tài trí hơn người. Bao nhiêu hy vọng vua Tịnh Phạn đã gửi hết vào Thái tử, mong rằng Thái tử sớm kế thừa ngôi vua, thành một bậc Quân vương anh minh. Vào năm 16 tuổi cưới công chúa Da Du Đà La con vua Thiện Giác thành Thiên Tý, 6 năm sau hạ sanh một con trai đặt tên là La Hầu La. Thái tử sống mãi trong cung điện nguy nga tráng lệ, vì muốn giải trừ bớt nỗi phiền muộn, cho nên Thái tử rời khỏi hoàng cung ra khỏi ngoại thành.

     Lần thứ nhất đi ra cửa thành phía Đông, thấy một người tóc bạc trắng, mặt mày nhăng nheo, thân thể tiều tụy, lưng còng, tay chống gậy, bước đi khập khiễng, Thái tử nhìn thấy người già này, bèn liên tưởng đến ai ai rồi cũng trở thành già nua, nhân thế mà Thái tử không còn hứng thú để đi du ngoạn nữa, liền trở về hoàng cung.

     Sau một thời gian, Thái tử lần thứ hai ra khỏi hoàng cung đến cửa thành phía Nam, gặp một người gầy ốm bụng ta, đang bị bệnh nằm rên rĩ ở bên vệ đường, thật đáng thương, Thái tử thấy sự đau khổ của người bệnh thật là đáng sợ. Từ đó nghĩ đến thân thể này do đất nước gió lửa họp lại thành, bốn đại không điều hòa, thì 100 bệnh phát sanh, trên thế gian này không có người nào là không bệnh, sự đau khổ của bệnh tật thật là khó chịu đựng, Thái tử nhân thế mà rất phiền não, không thể tiếp tục cuộc du hành bèn trở về hoàng cung.

     Lần thứ ba, Thái tử lại đi ra ngoài du ngoạn cửa thành phía Tây, lại gặp một tử thi, máu mủ lan tràn, hôi dơ khó tả, thân thuộc đau đớn khóc than, Thái tử thấy thật là thương tâm, nghĩ đến đời người có sanh có tử không luận là nghèo giàu, đều khó tránh khỏi. Thái tử đang đối diện trước tình cảnh bi thảm ấy nên không còn muốn đi du ngoạn nữa, bèn trở về hoàng cung.

     Vài ngày sau, Thái tử đi ra cửa thành phía Bắc, nhìn thấy một vị Sa môn tướng mạo đẹp đẽ, oai nghi tề chỉnh, thân mặc ca sa, tay cầm bình bát, trang nghiêm đi qua, Thái tử khởi tâm cung kính, hoan hỷ chắp tay đến trước thăm hỏi. Sa môn bảo rằng Thái tử xuất gia tu học thì mới có thể giải quyết được những sự đau khổ căn bổn sanh già bệnh chết. Thái tử bèn trở về hoàng cung.

Khái niệm tổng quát về Tứ diệu đế - Phật giáo A Lưới

     Sau khi đi qua bốn cửa thành, thấy già bệnh chết và hình dáng trang nghiêm của vị Sa môn, khiến Thái tử hiểu sâu về lẽ vô thường đau khổ của kiếp người, và đó cũng chính là nguyên nhân để Ngài xuất gia tu học.

     Từ đó trở về sau, Thái tử luôn luôn nghĩ đến chuyện xuất gia, và cầu xin vua cha cho xuất gia, nhưng vua Tịnh Phạn kiên quyết không chịu, lại còn xây dựng ba cung điện để Thái tử ở trong ba mùa Xuân Hạ Đông, trong mỗi cung điện đều dùng bảy món báu trang trí, vô cùng đẹp đẽ. Trong vườn đào ao hồ, trồng các loại hoa quả, tuyển chọn nhiều mỹ nữ, ca múa kỷ nhạc, để cho Thái tử vui chơi, thọ hưởng thú vui, để cuộc sống vinh hoa phú quý này xóa nhòa đi ý định xuất gia của Thái tử, nhưng Thái tử xem tất cả đều là mây khói giả tạm. Thái tử đối với vật chất này không có gì tham luyến, thế rồi Ngài lập chí xuất gia học đạo.

Ngày Đức Phật Thích Ca Xuất Gia: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa

     Năm 29 tuổi, có thuyết nói 19 tuổi, vào đêm mùng 8 tháng 2 Thái tử lén trốn khỏi hoàng cung cỡi ngựa ra khỏi cửa thành phía Bắc đi thẳng vào rừng sâu, bỏ đi những món trang sức sang trọng, tự cạo râu tóc, trở thành một người tu. Vua Tịnh Phạn sau khi biết được Thái tử đi xuất gia, Ông vô cùng đau xót. Nhiều lần đến khuyên Thái tử hãy mau trở về hoàng cung, nhưng kết quả không thành, khi đó vua cho 5 vị cận thần: Kiều Trần Như, Ác Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Ha Câu Nam, vào rừng mời ngài về, nhưng họ đều ở lại theo Thái tử tu tập, sau này trở thành những vị Tỳ kheo đầu tiên trong giáo đoàn của Phật.

     Thái tử Tất Đạt Đa tìm học với tất cả những danh Sư ở Ấn Độ, sau này lại đi đến phía Nam thành Già Da tu khổ hạnh, mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè, một hạt lúa mạch, tu khổ hạnh trãi qua 6 năm, sức khỏe cạn kiệt nhưng vẫn không đạt được kết quả, chưa chứng đắc chơn lý giải thoát, Thái tử Tất Đạt Đa tự biết tu khổ hạnh không thể giải thoát do đó Ngài bỏ lối tu khổ hạnh đến bờ sông Ni Liên tắm gội, tiếp nhận bát cháo sữa của nàng chăn cừu (Su Già Ta) sức khỏe dần dần bình phục, Ngài bèn đi đến núi Ca Da, ngồi dưới cây Tất Bát La, Ngài phát lời thệ nguyện kiên cố rằng: “Nếu không thành tựu được đạo quả vô thượng chánh giác, thì dù có thân tan thịt nát cũng không rời khỏi tòa”.

      Trải qua 49 ngày thiền định tĩnh tọa, cuối cùng Ngài hàng phục được phiền não ma chướng phá trừ tất cả những vọng tưởng, chấp trước, đoạn hết tất cả phiền não, chứng được tất cả chủng trí, thành tựu Phật quả. Từ đó, Ngài bắt đầu chuyển Pháp Luân, độ sanh thuyết pháp, hình thành giáo hội Tăng già, kiến lập Tự viện, khai sáng ra đạo Phật.

 

Những Bài Viết Liên Quan
452980
Total Visit : 351292