Trong các Thiền Lâm, trên bàn Tổ ta thường thấy hình tượng Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma quải một chiếc dép, mặt như ngoái nhìn lại phía sau và có khi thấy quải cái túi đứng trên cành lau giữa biển nước mênh mông, biểu tượng nầy hàm ẩn Thiền lý sâu sắc về việc du hóa của những bậc xuất sĩ đã dấn thân vào đời, hi sinh tất cả vì chí nguyện tiếp độ chúng sanh.
Do vậy, ngày nay khi có các bậc cao Tăng trong tòng lâm viên tịch, ta thường thấy câu biểu ngữ:
“Dép cỏ (1) lối về còn hiển hiện
Hoa đàm tuy rụng vẫn dư hương”
Khi việc làm đã xong, thân ngũ uẩn theo luật vô thường để trở về cát bụi, nhưng công hạnh vẫn còn in đậm trên trang thiền sử, ảnh hiện trong lòng nhân thế. Cho dù đóa hoa Đàm có héo tàn, nhưng mùi hương vẫn thơm lừng theo ngược dòng chảy của thời gian, đó là hương giới đức.
Câu “Quải Dép Về Tây” hoặc “Đạt Ma Mất Dép“, đó chính là nói về Tổ Đạt Ma. Ngài cũng là Tổ sư phái võ Thiếu Lâm, cũng là vị Tổ đầu tiên trong thiền tông Trung Hoa, ngài vượt đại dương đến đất Quảng Châu, ngày 21 tháng 9 năm Canh Tý, đời vua Lương Võ Đế, vào năm thứ nhất niên hiệu Phổ Thông, tức năm 520 Tr CN.
Chuyến hoằng pháp phương xa nầy, Ngài đã chuẩn bị khá lâu, và cũng trải qua nhiều gay go thử thách, qua lời huyền ký của tổ Bát Nhã Đa La: “Tổ Đạt Ma bèn bạch Tôn giả Bát Nhã Đa La rằng: “Con đã đắc pháp rồi nên đến nước nào làm Phật sự, xin Thầy thương mà chỉ dạy”.
Tôn Giả nói: “Ngươi tuy đắc pháp, nhưng chưa thể đi xa, hãy tạm nán lại Nam Thiên Trúc đợi ta thị tịch 67 năm rồi mới đến nước Chấn Đán (Trung Hoa) rộng ban, thuốc pháp, tiếp dẫn thẳng bậc thượng căn, chớ vội vàng đi mà phải suy vi nơi Lạc Dương”.
Tổ hỏi lại: “Nước ấy có bậc đại sĩ kham nổi cương vị pháp khí chăng? Ngàn năm sau có lưu lại nạn gì không?
Thông thường, tượng Ngài Đạt Ma được vẽ theo các chủ đề:
- Lô Diệp Đạt Ma, còn gọi là Nhất Vi Độ Giang, nghĩa là Tổ Bồ Đề Đạt Ma ngồi trên cọng lau vượt sông Dương Tử sang nước Ngụy.
– Chích Lý Đạt Ma cũng gọi là Chích Lý Tây Qui tranh vẽ sự tích Tổ Đạt Ma tay mang một chiếc giày về Tây Vực.
– Diện Bích Đạt Ma bức tranh Tổ Đạt Ma xoay mặt vào vách ngồi thiền 9 năm …
Bồ Đề Đạt Ma tiếng Phạn là Bodhi Dharma, dụng ý là đạo pháp, còn gọi là Bồ Đề Đạt Ma Đa La, Bồ Đề Đa La. Thông thường gọi là Đạt Ma, là vị Tổ thứ 28 Thiền Tông Ấn Độ và là Tổ đầu tiên của Thiền Tông Trung Quốc. Con thứ ba vua nước Hương Chí, đắc pháp với tổ Bát Nhã Đa La.
Hình tượng Tổ Đạt Ma đối với mọi người chúng ta rất quen thuộc, đặc biệt là thiền, hình tượng Ngài rất đặc trưng và cũng là một đề tài để các nhà nghệ thuật thể hiện phong thái thẩm mỹ của mình qua điêu khắc, thư họa theo phong cách thiền.
Ngay Tổ Đường, chúng ta thấy Ngài quải trên vai một chiếc giày, theo Lịch Đại Pháp Bảo Kí chép:
“Lúc bấy giờ, tại Ngụy có Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi và Luật sư Quang Thống tẩm độc trong thức ăn, rồi mang đến thết đãi Đại sư. Đại sư ăn xong, bảo đem chậu tới mửa ra một thăng rắn. Lại lần khác thết đãi thức ăn tẩm độc, sư ăn xong, ngồi trên tảng đá to, chất độc thấm ra làm nứt cả tảng đá. Trước sau sáu lần đánh thuốc độc, Đại sư bảo các đệ tử: “Ta đến đây vốn là để truyền pháp, nay đã có được người (Huệ Khả) truyền thừa, thì ở lâu nào có ích gì?”. Thế là Đại sư truyền lại một chiếc cà sa để làm tin và nói với Huệ Khả: “Ta nhân việc truyền pháp mà bị ngộ độc, ngươi cũng không tránh khỏi nạn này. Pháp ta truyền đến đời thứ sáu, người được truyền pháp thì mạng như tơ treo”.
Nói xong, Sư liền nhân ngộ độc mà qua đời. Ngày thường, Sư thường tự nói: “Ta tuy năm nay 150 tuổi, nhưng thật cũng chẳng biết là mấy tuổi nữa!”. Đại sư nói: “Ở nước Đường, có ba người được pháp ta: Một người được tủy ta, một người được xương ta và một người được thịt ta. Được tủy ta là Huệ Khả, được xương ta là Đạo Dục và được thịt ta là Ni Tổng Trì”. An táng tại núi Hùng Nhĩ, đất Lạc Châu (nay là Hà Nam, huyện Lạc Dương).
Lúc ấy, Tống Vân nước Ngụy đi sứ gặp đại sư ở ngọn Thông Lãnh, tay quải một chiếc giày. Tống Vân hỏi: “Đại sư đi đâu?”. Đáp: “Ta trở về bổn quốc. Quốc vương của ngươi hôm nay qua đời”. Tống Vân liền ghi chép việc đó, rồi lại hỏi: “Đại sư nay ra đi, Phật pháp phó chúc cho ai?”. Đáp: “Sau khi ta ra đi 40 năm, có một ông tăng người Hán, chính là người nối pháp vậy!”. Thế là Tống Vân trở về triều, quả nhiên Minh Đế đ băng hà, Hiếu Trang Đế vừa lên ngôi. Tống Vân bảo các triều thần: “Đại sư tay cầm một chiếc giày đi về nước Tây Vực. Ngài nói: Vua nước ông hôm nay mất. Thật đúng như điều Đại sư đã nói”. Các triều thần đều chẳng tin, bèn cho đào mộ của Đại sư, quả nhiên chỉ còn một chiếc giày!
Tiêu Lương Võ Đế tạo văn bia. Đệ tử có Bát Nhã Mật Đa La ở Tây quốc. Riêng ba người đệ tử ở nước Đường là Đạo Dục, Ni Tổng Trì và Huệ Khả thì chỉ có Huệ Khả là người thừa y đắc pháp”.
Ngài viên tịch vào ngày 5 tháng 10 năm Bính Thìn, niên hiệu Đại Thông thứ 2, tức năm 528 TCN đời nhà Lương, có thuyết nói Ngài viên tịch vào niên hiệu Đại Đồng năm đầu (535) hoặc năm Đại Đồng thứ 2 (536) đời Lương.
Thế là vua bèn hạ sắc lệnh đưa chiếc dép về chùa Thiếu Lâm. Đến năm Khai Nguyên thứ mười lăm đời Đường, tức năm Đinh Mão (728 CN). Người ta mới đem chiếc giày này về Chùa Hoa Nghiêm.
Có câu chuyện Thiền nổi tiếng qua cuộc đối thoại giữa Ngài và vua Lương Võ Đế.
Vua hỏi: “Trẫm thường hay xây chùa, chép kinh, độ Tăng rất nhiều, vậy có công đức gì không”.
Đạt Ma đáp: “Không có công đức”.
Vua hỏi: “Vậy công đức chân thật là gì?”.
Sư đáp: “Trí thanh tịnh hoàn toàn, như vậy là công đức”.
Vua hỏi: “Người đối diện với Trẫm là ai?
Sư đáp : “Không biết”.
Việc gặp gỡ không thành, Ngài mới vượt sông Dương Tử, lên núi ẩn tu xoay mặt vào vách 9 năm. Cho nên câu Thiền ngữ Đạt Ma diện bích có xuất xứ từ đây.
Sau lần gặp gỡ với vua Lương Võ Đế, vì thấy căn cơ vua không lãnh hội được yếu chỉ Thiền Tông này nên Ngài rời khỏi kinh đô nhà Lương, nay là Kim Lăng, đến Lạc Dương vào chùa Thiếu Lâm Trung Sơn.
Về việc Ngài quải một chiếc dép đi, có nhiều ý kiến cho rằng, đó là vượt ra ngoài vọng chấp nhị biên, những gì Ngài để lại cũng như những gì Ngài mang đi không hơn không kém, quải trên vai là ý nói đảm đang, hoằng truyền chánh pháp, đạo pháp để lại, đạo pháp mang đi… Hiện tại, câu Thiền ngữ Quải Dép Về Tây – Chích Lý Tây Qui – chỉ cho các bậc Tôn túc trong thiền lâm viên tịch.
“Thiền thất đăng quang lãnh
Kinh song nguyệt ảnh không
Nhất triêu huề chích lý
Thiên tải mích vô tung”
(Đèn thiền thất đã lụn tàn lạnh lẽo, vầng trăng đêm nào soi sáng ngay án kinh bên khung cửa giờ đã lặn bóng mờ sương, chỉ một chốc thôi mà Thầy đã quải dép qui tịch, ngàn năm sau tìm mãi cũng không thấy dáng hình).
Qua hành trạng Tổ sư cho ta thấy rằng: dù đã đạt đạo nhưng việc hành đạo cũng tùy duyên đi ở. Trên con đường giáo hóa cũng bị chướng duyên nghịch cảnh, nhưng Ngài cũng đã trải qua hết, để thực hiện chí nguyện độ sanh.
◊◊——————————————————◊◊
Chú thích:
(1): Dép cỏ là dép mà chư Tăng ngày xưa mang đi hành cước, vì vậy lộ phí mà chư Tăng cần dùng khi đi hành cước thì gọi là “Thảo hài tiền”.
THÍCH THỊ PHƯỚC
Từ đó, nguồn cội yêu thương hiếu đạo đã được khơi dậy một cách mạnh mẽ, nên rằm tháng bảy trở thành một lễ hội truyền thống tri ân cao quý của Phật giáo: Tết trung nguyên, rằm tháng bảy, địa quan xá tội, Mục liên cứu mẹ, lễ tự tứ,…Đây là ngày lễ truyền thống của đạo lý Việt Nam, dạy cho mọi người xóa bỏ hận thù, biết làm mới với tinh thần “Xá Tội – tha thứ những lỗi lầm”.
Con quỳ lạy Phật Thích Ca
Chứng minh đệ tử tên là Mục Liên
Lòng con mộ đạo tu hiền
Xuất gia theo Phật cầu nguyền hôm nay.
Nghe kinh Phật thuyết bảy ngày
Minh tâm kiến tánh như lai trọn lành
Lục thông đầy đủ nên danh
Muốn tìm Cha Mẹ lòng thành gắng công.
Đền ơn cho bú ẵm bồng
Liền dùng đạo nhãn xem liền thế gian
Thấy vong Mẹ khổ muôn vàn
Ốm gầy đói khát trong đàng quỷ ma.
Mục Liên kêu Mẹ khóc la
Đau lòng thương Mẹ đọa sa Diêm đình
Thanh Đề nhìn thấy con mình
Mục Liên cứu Mẹ hết tình gắng công.
Con ơi! Mẹ đói trong lòng
Mục Liên nghe nói khóc ròng thở than
Vội vàng trở lại thế gian
Bới cơm một bát đem sang Mẹ mừng.
Và cơm vô miệng nửa chừng
Chén cơm hóa lửa phừng phừng thành than
Mục Liên xem thấy kinh hoàng
Trong lòng đau đớn khóc than buồn tình.
Mẹ ơi! Niệm Phật độ mình
Trở về lạy phật cầu xin Mẹ già
Thích Ca Đức Phật phân qua
Mẹ ngươi tội nặng đọa ra nghiệp hành.
Ta truyền cứu tế pháp lành
Cần cầu Tăng chúng tịnh thanh chú nguyền
Cầu cho Phụ Mẫu hiện tiền
Lục thân quyến thuộc bình yên đều hòa.
Bảy đời Phụ Mẫu đã qua
Về Trời hưởng phước sáng lòa hào quang
Vui chơi thong thả thanh nhàn
Ngày rằm tháng Bảy lập đàn trai tăng.
Sắm cơm trăm món đồ ăn
Trái cây ngũ quả hương đăng rõ ràng
Chiếu, giường, bồn nước, mùng, màn
Dầu, đường, trà lá, bát vàng đựng cơm.
Những đồ vật quý bông thơm
Thành tâm dọn tiệc Lan Bồn phân minh
Cúng dường Tam Bảo cầu Kinh
Chư Tăng tịnh giới giữ gìn nghiêm trang.
Cầu cho Thí chủ Trai đàn
Tâm hành thiền định vái van chúc nguyền
Thanh Đề khổ ách hết liền
Ngày rằm tháng Bảy thành tiên về Trời.
Noi gương hiếu thảo đời đời,
Xót thương Phụ Mẫu hiện thời nuôi con.
Nhai cơm cho bú hao mòn
Ơn sâu nghĩa nặng thương con hết lòng.
Trời cao đất rộng mênh mông
Biển hồ lai láng sánh đồng Thái sơn
Tu hành báo tứ trọng ân
Độ đời ba cõi sạch trơn trọn lành.
Mục Liên đại hiếu tu hành
Báo ân Phụ Mẫu nên danh độ đời.
Câu chuyện của hai đóa hồng trong đêm trước ngày Vu Lan. Đó là Hồng Nhung đỏ Giảm và Hồng trắng tinh khôi.
Ngày lễ Vu La n người ta cài lên cánh mình đóa Hồng Nhung nếu họ may mắn còn có mẹ, người mất mẹ cài đóa Hồng trắng cho mình.
Đêm tháng 7 Âm lịch. Ngày trăng thứ 14 đủ tròn và sáng để chiếu lên vạn vật. Vườn hồng nằm dưới ánh trăng vàng dịu dàng. Tia sương của đêm đọng lại lá, lên những cánh hồng. Những đóa hồng tỏa mùi thơm khắp không gian về đêm. Chỉ còn đêm nay nữa thôi, sáng mai sớm hết những thứ đóa hồng này sẽ được ngắt, để người đời dùng chúng thay cho lời tri ân với mẹ! Ngày Lễ Vu Lan.
Hồng Trắng được trồng cạnh Hồng Nhung. Hồng Trắng say sưa tận hưởng cái lạnh của sương, uống lấy từng giọt sương để khiến mình có thể rực rỡ nhất vào ngày mai. Đóa Hồng Nhung nhìn bạn đang cố gắng hết sức có thể để tăng nhựa sống cho mình, Hồng Nhung rụt rè nói với bạn:
– Hồng Trắng ơi, mai là ngày lễ Vu lan rồi, cậu có buồn không?
– Tại sao lại buồn chứ?
Gương mặt Hồng Trắng vẫn tươi tắn lạ thường. Hồng Nhung khẽ khàng:
– Tớ không biết vì sao trong ngày lễ Vu lan con người lại dùng tớ, một loài hoa hồng mang màu đỏ để dành cho những người còn mẹ trên đời. Còn cậu – loài hoa hồng trắng luôn phải dành cho những người đã mất mẹ. Có khi nào cậu thấy buồn không?
– Không đâu, tớ không phải là đại diện cho sự bất hạnh của những người mất mẹ, tớ thay họ nói lên tình yêu vô bờ bến mà họ dành cho mẹ. Họ dùng tớ để thay lời cảm ơn và thể hiện lòng kính yêu với mẹ, ngay cả khi mẹ không còn trên thế gian này nữa. Được cài trước lồng ngực của những người mất mẹ, tớ nghe được tiếng thổn thức, một nỗi xót xa trào dâng qua từng nhịp đập của con tim.
- Nhưng những người còn mẹ sẽ vui vẻ hơn những người mất mẹ vì vậy nếu được chọn cài lên ngực những người còn mẹ sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều phải không nào? Hồng Nhung gặng hỏi bạn.
- Tôi nghĩ đến tớ khi nằm trên thăng của người khác, những người may mắn còn mẹ sẽ hiểu họ cần phải làm gì xứng đáng với ân huệ mà cuộc đời còn dành cho họ. Họ cần phải có nhiều hơn để đến một ngày nào đó khi phải cài đặt lên vũ khí, họ không cảm thấy ân hận vì mình đã không làm một người tốt. Tôi hạnh phúc khi nói thay tình yêu của những người mất mẹ và nuôi dưỡng tới những người còn mẹ. Tôi đã làm giả sứ của tình nguyên tử quý giá.
Hồng Nhung nhìn Hồng ngưỡng ngưỡng. Cả hai yên lặng hút dưỡng dưỡng từ đất và uống sương đêm để mình đẹp hơn vào ngày mai.
(Diệu Bạch St)
◊-◊—————————————– ———————-◊-◊
NĂM THÁNG DẦN TRÔINĂM THÁNG DẦN TRÔI
Thích Thiện Phước
Cuộc đời là một hành trình luôn đưa ta về phía trước, không giậm chân tại chỗ, không lùi lại phía sau, từng bước chân trải dài ấy, luôn mang theo: Ước mơ thách thức, hạnh phúc niềm đau, nụ cười tiếng khóc, thất bại thành công, nhục vinh được mất,… có người đạt được đỉnh cao của sự nghiệp một cách mau chóng dễ dàng khi còn rất trẻ, có người lận đận mãi vẫn không thành, có người thì chưa lên đến đài vinh quang thì nhìn lại đã già, hơi tàn sức kiệt, rồi phải chống chọi chịu đựng với bệnh tật, như chờ đợi đến hồi kết thúc một chuyến đi xa…
Ai cũng có một thời vẫy vùng xông pha nơi chân trời góc biển, rồi cũng có lúc phải thu mình bình lặng chốn quê nhà, vui cùng cỏ nội mây ngàn, đếm từng giọt mưa rơi như dòng thời gian của đời người đang trút xuống… trở về sống cho mình, ngồi cắt móng tay, đếm từng hơi thở, soi gương nhìn mặt mình thật kỹ thật lâu, để thấy những nếp nhăn in đậm nét phong trần, thấy mây bay cuối tận chân trời mà lòng đầy xao xuyến, bỗng quên đi bao ký ức về cuộc đời thành bại nhục vinh, đã là lữ khách trần gian thì cái gì là của họ của ta, đến lúc an lòng nhìn lại buông xuôi muôn duyên để nhẹ lòng cho một chuyến đi về…“cô đơn không hẵn một mình, một mình không hẵn cô đơn”, chim hót, lá rơi, bầu trời đầy sao đêm…chỉ một mình ta nhưng ngập tràn hạnh phúc bao la.
Mờ sáng rừng thiền chưa dọi nắng
Đêm về hoa cỏ cũng lặng yên
Từng tiếng chim kêu bình minh dậy
Sương lờ bóng nguyệt giới hương bay.
Thật ra, đời người mau chóng lắm bạn, tất cả mọi chúng ta đều sẽ có ngày ly biệt và đến điểm dừng, đó là ngày mà mình rời xa thế giới nầy, ly biệt người thân thương, mọi thứ mà ta gắn bó trân quí yêu thích rồi cũng phải buông xuôi, ta không giữ mãi những gì mình có được, mất mát, đổi thay, tàn hoại…vì thế gian là vô thường, có một thứ không bao giờ thay đổi, đó là luôn luôn thay đổi, sống ở đời đôi lúc cũng phải tuỳ duyên, thay đổi chính mình cho phù hợp với thời đại hoàn cảnh, nếu ta không thay đổi thì sẽ bị thay thế và lùi về phía sau.
Nếu biết còn vài ngày, vài giờ, vài phút giây nữa để sống, thì bạn sẽ sống như thế nào, và làm gì cho khoảng thời gian còn lại của mình?… Ai nấy đều có nỗi khổ niềm đau, vì vậy cho dù hoàn cảnh nào, ta phải sống tràn ngập tình thương yêu: Bản thân, mọi người và muôn loài, khi tình thương đủ lớn thì cánh cửa khổ đau cũng dần khép lại, xin cho đi tình thương vô hạn bằng nhiều phương diện ở trong đời.
Lạy Phật mong sao cho con và mọi người mọi loài sống an lành tự tại, như cánh hạc tung bay giữa bầu trời cao rộng thênh thang, như những đám mây nhẹ nhàng phiêu bồng cao vút chốn thiên không, như dòng nước thì thầm len lõi xuyên qua mọi ngóc ngách của vũ trụ bao la, thong dong từng bước chân đi ngang cuộc đời một cách an toàn không vướng mắc, như làn gió thổi qua những cánh đồng hoa cỏ, mang theo hương thơm vi diệu lan tỏa khắp mọi chân trời.
Thời gian của kiếp người là một nguồn tài nguyên có giới hạn, không thể tái chế, mua bán, trao đổi, tiền bạc châu báu mất đi hôm nay, ngày mai có thể tìm được, còn thời gian trôi qua rồi, sẽ không bao giờ trở lại. Món quà vô giá này, tạo hóa đã ban cho chúng ta và muôn loài đồng đều như nhau. Mỗi ngày đêm có 24 giờ đồng hồ, nhưng chúng ta sử dụng vào việc gì, đó là chuyện cá nhân của từng người…
Đời người sống vài mươi năm, thật quá ngắn ngủi so với vòng luân hồi vô tận. Mỗi một hành nghiệp của chúng ta, dù tốt hay xấu, đều ẩn tàng lý nhân quả ở đó. Vì vậy, khi được làm thân người, bạn hãy tận dụng cơ hội hiếm có nầy, cố gắng sống nhân từ, đạo đức, chân chánh, trung nghĩa, thanh cao, liêm khiết,… trải lòng yêu thương giúp đỡ mọi người.
Cuộc đời, vốn dĩ có nhiều sự bất an đau khổ, ta nên sống sao cho có ý nghĩa, mang lại niềm vui cho mình và người. Ngày ngày tu nhân tích đức, sớm sớm tinh tấn công phu, cầu mong cho mọi người hết khổ, sống đời an vui hạnh phúc trong cõi phù du mộng ảo nầy.
Tuy nhiên, cuộc đời thật tươi đẹp cho những ai sống chân thật với nó: Và vẫn còn đâu đó những khoảng trời bình yên vô hạn, những đàn cò trắng bay lượn xa xa trên cánh đồng lúa bất tận giữa buổi chiều thu nhạt nắng, những khu rừng nguyên sinh xanh thẳm bao la, những dòng sông tĩnh lặng uốn khúc êm đềm, những chú ong dễ thương chăm chỉ hút mật, những đàn bướm bay chập chờn trong vườn hoa cỏ dại khi bình minh về còn đượm thấm sương đêm….thành trụ hoại không – thế gian vô thường, sanh già bệnh chết – thân người giả tạm, xuân hạ thu đông – năm tháng dần trôi, lá rụng về cội nước chảy ra khơi, an nhiên cho một chuyến đi về,…
Thong dong ở mọi phương trời
Mây bay gió thổi mong đời an yên.
Gót chân thoát tục tuỳ duyên
Lối về hoa cỏ thiên nhiên thanh nhàn.
Nha Mân, 03/2023.
Kinh Vu Lan – Thích Thiện Phước.