Thứ 4, ngày 06 tháng 11 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Tập tục dân gian và Ngày Phật thành đạo.

Ngay Phat thanh daoThích Thiện Phước

           Đối với Phật giáo Hán truyền, ngày mùng 8 tháng 4 là lễ Phật đản, mồng 8 tháng 2 là lễ Phật xuất gia, mùng 8 tháng 12 là lễ Phật thành đạo, 15 tháng 2 là lễ Phật nhập Niết Bàn. Lễ Phật đản cử hành Pháp hội tắm Phật, 3 lễ còn lại thì trong chùa cử hành tương đối đơn giản, đặc biệt là ngày mùng 8 tháng 12 không chỉ là ngày lễ trong Phật giáo mà cũng chính là tập tục của dân gian.

          Lạp vốn là tên gọi của cuộc tế tự vào cuối năm ở Trung Quốc. Tại Trung Quốc lấy tháng 12 Âm lịch gọi là tháng Lạp Tuế, quen gọi tháng 12 là Lạp Nguyệt, gọi ngày mùng 8 tháng 12 là Lạp Bát. Trước khi Đức Thế Tôn thành đạo, từng trải qua nhiều năm khổ hạnh, thân thể khô gầy, về sau quyết định bỏ lối tu khổ hạnh. Lúc này gặp được nàng chăn bò tên là Su Già Ta. Nàng này cúng dường đức Thế Tôn bát cháo sữa, Thế Tôn sau khi ăn xong thể lực được khôi phục, do đó Ngài ngồi dưới cội Bồ Đề trầm tư tọa thiền, cuối cùng vào mùng 8 tháng 12, Ngài thành đạo.

3

          Nhân vì kỷ niệm ngày Phật thành đạo cho nên vào mồng 8 tháng 12 cử hành Pháp hội gọi là Thành đạo hội, Thành đạo tiết, Phật thành đạo nhật, Lạp bát hội.

          Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui, quyển 2 qui định, mồng 8 tháng chạp là ngày Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo, thống lãnh Tăng chúng ở trong Tự viện, chuẩn bị hương, hoa, đăng, đuốc, trà, quả và các loại vật phẩm trân quí để dâng lên cúng dường. Về sau Phật giáo đồ ở Trung Quốc y cứ theo sự tích nàng mục nữ cúng dường bát cháo sữa. Cho nên vào ngày này dùng gạo nấu thành cháo để dâng lên cúng dường Phật nên gọi là Lạp Bát Chúc (cháo ngày mùng 8 tháng chạp), sau này dần dần biến thành tập tục ở dân gian.

          Lạp Bát Chúc lại gọi là Ngũ Vị Chúc, Hồng Tao, Phật Chúc. Tài liệu nói về Lạp Bát Chúc thì kinh điển nhà Phật chưa thấy nói rõ ràng, nhưng trong điều khoản “Thất Nguyệt Phân Tu Tri”, quyển 7 sách “Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui” và trong “Ẩm Đạm Môn” sách “Thiền Lâm Tượng Khí Tiên” cũng chỉ nói là dùng đậu đỏ… ngũ cốc trộn chung lại mà nấu thành ngũ vị, cho nên lại gọi là Hồng Tao. Nếu như căn cứ theo ở điều chương Lạp Bát, sách Yến Kinh Tuế Thời Ký, chép rằng: Lạp Bát Chúc là dùng gạo trắng, gạo lức, gạo tấm, đậu, hạnh nhân… nấu thành.

2

          Mỗi lần đến ngày mồng 7 tháng chạp mọi người nhộn nhịp bắt đầu chuẩn bị các thứ để đến sáng sớm ngày mùng 8 nấu, ngoài việc dâng cúng Phật ra cũng có thể đem tặng bạn bè thân hữu, nhưng không thể để qua giờ ngọ.

          Lạp Bát không chỉ là ngày lễ trong Phật giáo mà cũng là tập tục quan trọng trong dân gian. Lạp Bát Chúc đã trở thành ẩm thực truyền thống Trung Quốc.

♦♦——————————————————————————♦♦

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
478503
Total Visit : 376815