Thứ 5, ngày 03 tháng 10 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Ý nghĩa 2 chữ “Công án” trong Thiền Tông.

Ý NGHĨA 2 CHỮ CÔNG ÁN TRONG THIỀN TÔNG

Thích Thiện Phước

 

“Trung Phong Sơn Phòng Dạ Thoại” chép: “Có người hỏi: “Cơ duyên của Phật Tổ người thế gian gọi là Công Án là vì sao?”.

Thiền Sư Trung Phong đáp: Công án chính là dụ cho án độc trong chốn công phủ, án độc trong quan phủ y như là luật pháp của quốc gia hiện tại vậy. Quốc gia được an trị an hay rối loạn đều có liên quan đến án độc”.

Chữ Công chính là khuôn phép của Thánh hiền, là đạo lý quan trọng mà mọi người phải noi theo, còn chữ Ánlà phần văn chữ chân chánh ghi chép lại những tình huống xử lý của Thánh hiền.

Phàm người trong thiên hạ, không thể không có công phủ, có công phủ thì không thể không có án độc (hồ sơ). Bởi vì muốn lấy đó để làm phép tắc để xử lý những việc bất chánh trong thiên hạ. Khi công án được thi hành thì dùng lý pháp, lý pháp được sử dụng thì thiên hạ sẽ ổn định, thiên hạ ổn định thì đường lối của vua được thạnh trị.

Nói đến cơ duyên của Phật Tổ mà xem là Công án, thì cũng giống như thế.

Cham 3

Bởi vì Công án không phải là ý kiến của một cá nhân nghĩ ra, nó chính là Phật tánh tuyệt đối bình đẳng, khế họp với ý chỉ mầu nhiệm phá tan sanh tử, vượt hẳn nhận thức thị phi, cùng với mười phương ba đời trăm ngàn bậc khai sĩ đều nương vào chân lý cao tột  nầy vậy”.

“Bích Nham Lục. Tam Giáo Lão Nhơn Tự” chép: “Tôi từng nói, sách của Tổ Sư dạy bảo gọi là Công án, có khởi nguyên từ đời Đường, hình thành vào đời Tống, sau nầy rất được ưa chuộng.

Hai chữ Công án này, là lấy từ ngôn ngữ trong sách vở pháp luật chốn quan phủ ở thế gian, có 3 tác dụng:

- Thiền Tăng quay mặt vào vách tĩnh lự công phu mà tu tập thành; trải qua quá trình du phương khắp nơi mà kết tập, thế nhưng rất khó mà có chuẩn tắc chính xác rõ ràng, vì vậy mà rất dễ rơi vào “loại Thiền Chồn Rừng (không khế hợp với ý nghĩa chơn chánh của Thiền)”. Vì vậy cần phải có người đầy đủ cái nhìn chơn chánh để khám nghiệm một tiếng la, một tiếng hét, cốt yếu là thấy được Phật lý và Thiền lý để lãnh hội, như quan sứ lão luyện căn cứ theo hành vi phạm tội mà xét tình huống để định mức tội của người vi phạm.

 Nói một cách cặn kẽ hơn, khiến cho đối phương đều thấy được đạo, không bỏ qua một tình huống nhỏ nào, đây là tác dụng thứ nhất.

- Kế đến là lúc Thiền của Lục Tổ Huệ Năng từ Lãnh Nam truyền đến Hồ Bắc (Lãnh Nam Sơ Lai), khi Cư sĩ Bàng Uẩn chưa uống hết nước Giang Tây (Giang Tây vị hấp) chỉ trạng thái chưa ngộ, người sau khi mất dê đứng ở ngã rẽ đường rất dễ khóc, nhưng cây kim La Bàn chỉ thuyền đi nhất định hướng về Phương Nam. Lúc này nếu như có người phát tâm từ bi giúp đỡ tiếp dẫn, cho một trận gậy đánh hét, ngay một trận đau đớn nầy thì hay khiến cho người học chứng được chánh quả, ngộ được yếu chỉ mầu nhiệm. Như chức Quan Đình Úy cầm giữ kỷ cương luật pháp, khiến cho người bình tâm suy xét lại, hay khiến cho người thoát chết. Đây là nghĩa thứ hai của Công án.

- Kế đến là một người do không cẩn thận dẫm đạp lúa mạ người, trong lòng rất là khó chịu, nếu lấy trộm của người khác một con lừa, thì sự việc liền náo loạn lên, người học tập thì cần phải chuyên tâm dốc ý, người dễ tạp nhiễm, lúc này bậc đại thiện tri thức đến dạy răn vài câu, khiến cho chuyên tâm dốc ý tu học Phật Pháp, người học nhất cử nhất động đều tham thỉnh ý kiến các Thiền Sư. Đây chính là giống như ở chốn quan phủ ban bố Pháp lệnh, khiến cho người đọc luật biết pháp, khiến cho ý niệm ban đầu và phát sanh trong lòng liền tiêu diệt, đây là ý nghĩa thứ 3 vậy.

Các sách có đầy đủ công án Thiền Tông cũng để dưới hộc bàn nêu bày cơ duyên hoàn cảnh làm điều lệnh và cách thức trong Tòng Lâm, giống như các sách ngoài thế gian: “Kim Khoa Ngọc Luận, Thanh Minh Đối Việt,…” Lúc ban đầu thì đâu có gì sai khác. Tổ Sư sở dĩ lập ra Công án nhằm để lưu lại lời chỉ dạy cho các Thiền giả trong Tòng Lâm. Khi có dụng ý thì liền chuộng ở đây vậy.

Chú thích:

- Diện Bích: Là chỉ cho ngồi tham thiền.

- Lãnh Nam Sơ Lai, Giang Tây Vị Hấp: Đều chỉ cho tham học chưa thấu triệt.

- Tâm Tử Bồ Đoàn: Chuyên tâm dốc chí tham học Phật đạo, để chứng được Niết Bàn, đó là  mục đích của kiếp người.

◊◊————————————————————————————-◊◊

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
462384
Total Visit : 360696