Thứ 3, ngày 03 tháng 12 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Ý nghĩa chữ “Tỳ kheo”.

Chu Ty kheoThích Thiện Phước

 

 

Tỳ kheo (khưu): Tiếng Phạn gọi là Tỳ kheo.BaliBhikkhuPhạnBhiku, đời Tần dịch là Khất sĩ, nghĩa là trên xin giáo pháp của Phật để nuôi lớn tuệ mạng, dưới xin cơm của thí chủ để giúp ích sắc thân.

Triệu Pháp Sư nói: “Nhân quả có ba tên gọi:

1/ Bố ma tức là nguyên nhân, vì lúc xuất gia cung điện của Ma vương chấn động, đến khi chứng quả thì gọi là Sát Tặc (có người nói rằng xuất gia là đầy đủ chánh tín, chánh nhơn, phát tâm dõng mãnh, cầu thành Phật quả đại giác ngộ, thề độ tất cả chúng sanh). Người tâm chơn thật rộng lớn thì mới hay làm chấn động cung điện của Ma vậy.

2/ Nguyên nhân gọi là khất sĩ, đến khi chứng quả gọi là ứng cúng.

3/ Nguyên nhân gọi là phá ác – trì giới gọi là phá ác,  đến khi chứng quả thì gọi là vô sanh.

Kinh Niết Bàn chép: “Phá được phiền não cho nên gọi là Tỳ kheo. Phá vọng tưởng về cái ta…”.

Tu giới định tuệ, vượt qua ba cõi bốn dòng, ở trong đạo vô úy cho nên gọi là Tỳ kheo.

Kinh Đại Trang Nghiêm chép: “Phá tan và dọn sạch kho vô minh, gọi là Tỳ kheo”.

Luận Du Già chép: “Tỳ kheo tức là xả bỏ phép nhà, để đến chỗ không nhà… Đầy đủ biệt giải thoát luật nghi, chúng đồng phần (*), tự tánh ấy ở nơi các hình sắc, chuyên cần tinh tấn. Bố úy các nẻo ác, vì tự phòng giữ, vì nhiếp trì khiến cho không bị tổn hoại, cho nên mới gọi là Tỳ kheo”.

Trong Luận Tỳ Bà Sa có bài kệ rằng:

“Tay chân chớ dối phạm.

Lựa lời thuận việc làm.

Thường vui giữ định ý.

Đó gọi chơn Tỳ kheo”

31x

Kinh Tạp A Hàm có bài kệ rằng:

“Sở dĩ gọi Tỳ kheo.

Thường vui đi khất thực.

Thọ trì pháp tại gia.

Sao gọi là Tỳ kheo.

Lìa bỏ lỗi lầm ác.

Tu công đức chánh hạnh.

Tâm ấy không hổ thẹn.

Đó gọi là Tỳ kheo”

Trong Đại Oai Đức Đà La Ni chép: “Có một vị Trưởng giả, tên là Tuyển Trạch, theo Phật xuất gia, cạo tóc rồi. Bấy giờ có Tôn giả Sa Nan Đà, vẫn gọi là Trưởng giả Tuyển Trạch. Trưởng giả trả lời rằng: “Tôi bây giờ đã cạo tóc xuất gia làm Tỳ kheo, chứ chẳng phải là Trưởng giả ngày xưa vậy”. Khi ấy Sa Nan Đà nói: Không chỉ cạo tóc xong mà gọi là Tỳ kheo. Bèn dùng bài kệ nói rằng:

Nếu dứt bỏ dục vọng.

Lại đoạn sạch các lậu.

Các pháp không mong cầu.

Không thể nói hữu pháp.

Tùy thuận đến Niết Bàn.

Tùy thuận nẻo chán lìa.

Tin sâu đến bờ kia.

Đây thật là Tỳ kheo”

Chú thích:

(*) Chúng đồng phần: Nghĩa là các loài hữu tình đều đồng đẳng trên các nghiệp báo.

Có bốn hạng Tỳ kheo:

1/ Tỳ kheo rốt ráo đạt được đạo quả: Nghĩa là A La Hán.

2/ Tỳ kheo hiển bày được đạo: Nghĩa là chứng tam quả Thánh nhơn.

3/ Tỳ kheo thọ nhận đạo pháp: Nghĩa là chứng sơ quả hướng.

4/ Tỳ kheo làm dơ đạo: Nghĩa là người phàm phu phá giới.

Hỏi: Tỳ kheo làm dơ đạo có thể làm ruộng phước không?

Đáp: Đại Bà Sa Luận chép: “Tỳ kheo làm dơ đạo, tuy phá giới nhưng không phá kiến, tuy phá gia hành (**) mà không phá ý lạc. Tin có nhân quả, như thế vẫn còn có chánh kiến ý lạc, còn 96 thứ ngoại đạo thì không. Nếu người thí chủ đối với vị ấy khởi tâm chánh tín, không sanh lòng chê bai thì tự sanh phước lớn vậy”.

Chú thích:

(**) Gia hành: Tức là đem tâm tự lợi lợi tha, dõng mãnh tu hành không thoái chuyển, cho nên gọi là gia hành.

 

◊-◊———————————————————◊-◊

Những Bài Viết Liên Quan
490772
Total Visit : 389084