Thứ 5, ngày 03 tháng 10 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Ý NGHĨA LỄ TRUNG NGUYÊN

Ý NGHĨA LỄ TRUNG NGUYÊN

THÍCH THỊ PHƯỚC

    

     Tháng 7 âm lịch, tết ​​Trung Nguyên, là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Việt. Lễ hội này đã đi sâu vào truyền thống văn hóa hóa và đậm nét trong tâm thức của bao thế hệ con người. Tháng 7 chính là tháng để bày tỏ lòng kính kính với tổ tiên, cha mẹ.

 

Trung nguyên ngày hội Vu lan

Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn

Những ai là kẻ mang ơn nặng nề

Đều vận lòng thành đón Vu lan. 

 

     Trung nguyên tiết中元節, là một ngày lễ tiết của Đạo giáo, còn được gọi là Địa Quan Xá Tội, Địa quan đản – ngày Khánh sanh của Địa Quan Đông Linh Thanh Hư Đại Đế Thành Linh Đế Quân.

 

     Trong Đạo giáo vào ngày này có thiết lập lễ xá tội cho vong linh. Vì vốn có nguồn gốc, ngày đầu thu ăn mừng vụ mùa vừa gặt hái, người dân thiết lễ cúng tạ đất đai, về sau Đạo giáo đã tiếp nhận tinh thần này, lấy đây là lễ Địa Quan Xá Tội .

 

     Đạo Phật đã du nhập và phát triển trên đất nước Việt Nam vào năm 2000 năm lịch sử, người tu Phật đầu tiên phải biết tu nhân, là một tôn giáo vốn dĩ lấy hiếu làm gốc. Tinh thần hiếu đạo này rất phù hợp với nền văn hóa, của một đất nước vốn thờ cúng ông bà tổ tiên. Do vậy, tinh thần Vu lan báo hiếu đã hội nhập một cách nhanh chóng trong lòng đất Việt.

 

 z4640847287858_a9415e3f5644d93b13767f42cad1312d

     Từ đó, nguồn cội yêu thương hiếu đạo đã được khơi dậy một cách mạnh mẽ, nên rằm tháng bảy trở thành một lễ hội truyền thống tri ân cao quý của Phật giáo: Tết trung nguyên, rằm tháng bảy, địa quan xá tội, Mục liên cứu mẹ, lễ tự tứ,…Đây là ngày lễ truyền thống của đạo lý Việt Nam, dạy cho mọi người xóa bỏ hận thù, biết làm mới với tinh thần “Xá Tội – tha thứ những lỗi lầm”.

 

     Về phương diện tín ngưỡng, cũng như tình thương yêu vô bờ bến của đạo Phật, vượt qua mọi giới hạn của nhân gian, đem đến sự viên mãn Pháp thực cho những oan hồn, cô hồn đói khát không nơi nương tựa, thể hiện qua các buổi “chẩn tế bạt độ âm linh” được diễn ra trong suốt tháng 7.

 

     Tại đất nước Việt Nam ta, lễ Trung Nguyên là một lễ hội long trọng nhất trong năm, sức ảnh hưởng mạnh mẽ tồn tại lâu đời trong cộng đồng dân tộc, đáp ứng tư tưởng uống nước nhớ nguồn từ nghìn xưa.

 

     Ngày xá tội vong nhân và lễ Vu lan giống nhau là đều có chung nguồn gốc từ Phật giáo. Hai ngày lễ đều được tổ chức vào Rằm tháng 7 với mục đích thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với những tổ tiên và các bậc sinh thành.

 

DSC04575vulan

   

     Dân gian quan niệm tháng bảy là tháng cúng cô hồn, ngày rằm “xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế.

 

     Đây cũng là sự liên kết chặt chẽ giữa quá khứ và hiện tại, bởi tinh thần báo ân hiếu kính của Phật giáo. Giúp cho con người có thời gian suy niệm về ông bà tổ tiên, và mở tấm lòng rộng rãi bố thí thương yêu, những con người bất hạnh, hay những oan hồn đói khát bơ vơ.

 

     Ngược lại với tinh thần rằm tháng giêng, người ta đi du xuân trẩy hội vui chơi, hưởng thụ không khí mùa xuân, đi chùa chú trọng về việc cầu nguyện thân thể bình an, phát tài phát lộc…Rằm tháng bảy, chú ý về tha nhân, nhớ về sự đề đáp, siêu độ, không chú trọng cho cá nhân mình.
Đây là một tinh thần cao quý của người Việt, ảnh hưởng rất nhiều nền văn hóa, trong đó nền tảng nhất là đạo Hiếu của Phật Giáo.

 

Những Bài Viết Liên Quan
462378
Total Visit : 360690