Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

NGÀY PHẬT THÀNH ĐẠO VÀ SỰ TIẾP BIẾN PHONG TỤC DÂN GIAN

NGÀY PHẬT THÀNH ĐẠO VÀ SỰ TIẾP BIẾN PHONG TỤC DÂN GIAN.

 

Thích Thiện Phước dịch.

Mùng 8 tháng chạp là kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn thành đạo, Ngài đem ánh sánh giác ngộ tỉnh thức cho muôn loài.  Vì vậy, hàng đệ tử Phật xem ngày nầy vô cùng quan trọng trong đời sống tu tập chuyển hóa nội tâm, hướng đến phương trời thong dong tự tại. Tuy nhiên, khi Phật giáo truyền sang phương Bắc, nền giáo lý của đức Phật, đã  ảnh hưởng rất sâu đậm và phong hóa đến tập quán dân, đặc biệt nhất là Tiết Lạp Bát tức ngày mùng tám tháng chạp.

Ngày đức Phật thành đạo - chúng sanh hướng về nẻo giác | Báo Pháp luật Việt  Nam điện tử

Lạp Bát Chúc là ngày mùng 8 tháng 12 Âm lịch dùng gạo, táo, hạnh nhân,… để nấu cháo. Lạp vốn là ngày tế tự cuối cùng trong năm của truyền thống Trung Quốc. Tế tự Tổ tiên gọi là Lạp (-), tế tự trăm thần linh gọi là Lạp (). Chữ Lạp () cùng lạp () đều là một hình thức hoạt động tế tự, đa phần được tiến hành vào tháng 12 Âm lịch, nhân đó mọi người gọi tháng 12 là Lạp nguyệt,mùng 8 tháng 12 là Lạp Bát.

            Phật giáo sau khi truyền sang  đất Hán có lễ tiết: Ngày mùng 8 tháng 4 là lễ Phật đản, mồng 8 tháng 2 là lễ Phật xuất gia, mùng 8 tháng 12 là lễ Phật thành đạo, 15 tháng 2 là lễ Phật nhập Niết Bàn.

            Lễ Phật đản cử hành Pháp hội tắm Phật, 3 lễ còn lại thì trong chùa cử hành tương đối đơn giản, đặc biệt là ngày mùng 8 tháng 12 không chỉ là ngày lễ trong Phật giáo mà cũng chính là tập tục của dân gian.

            Trước khi Đức Thế Tôn thành đạo, từng trải qua nhiều năm khổ hạnh, thân thể khô gầy, về sau Ngài  quyết định bỏ lối tu khổ hạnh. Lúc này gặp được nàng chăn bò tên là Su Già Ta. Nàng này cúng dường đức Thế Tôn bát cháo sữa. Thế Tôn sau khi ăn xong thể lực được hồi phục. Ngài ngồi dưới cội Bồ Đề tọa thiền, cuối cùng vào ngày mùng 8 tháng 12 Ngài thành đạo.

            Nhân vì kỷ niệm ngày Phật thành đạo, cho nên vào mồng 8 tháng 12 cử hành các Pháp hội gọi là: Thành Đạo Hội, Thành Đạo Tiết, Phật Thành Đạo Nhật, Lạp Bát Hội.

Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui, quyển 2 qui định: “Mồng 8 tháng chạp, là ngày Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo, tập hợp Tăng chúng ở trong tự viện, chuẩn bị hương, hoa, đăng, đuốc, trà, quả và các loại vật phẩm trân quí để dâng lên cúng dường….”

 Về sau Phật giáo ở Trung Quốc y cứ theo sự tích nàng mục nữ cúng dường bát cháo sữa. Cho nên vào ngày này, dùng gạo nấu thành cháo để dâng lên cúng dường Phật nên gọi là Lạp Bát Chúc (cháo ngày mùng 8 tháng chạp), sau này dần dần biến thành tập tục ở dân gian.

            Phật dạy, hàng đệ tử mỗi năm vào ngày nầy, nên tụng kinh niệm Phật để cử hành Pháp hội, kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo. Vì noi theo điển tích nàng Su Già Ta dâng bát cháo sữa cúng dường trước khi Phật thành đạo. Nên có Tự viện vào ngày nầy nấu nồi cháo thật là to để cho tín chúng và người nghèo khó đến dùng.

Giai thoại: Bát cháo sữa của nàng Sujata và Đức Phật thành đạo

            Việc làm nầy, chính là dạy chúng ta phát khởi tâm từ bi, đối đãi với chúng sanh bình đẳng. Đây là nói rõ tập tục nấu cháo ngày mùng 8 tháng chạp, vốn có rất sớm trong Tự viện, là việc làm công đức. Sau dân gian làm theo, và trở nên phong tục ăn cháo ngày mùng 8 tháng Chạp.

            Tại Trung Quốc, tục ăn cháo ngày mùng 8 tháng Chạp có sớm nhất vào thời nhà Tống, vào ngày nầy không luận là Triều đình, Quan phủ, Tự viện, bá tánh nhơn dân đều phải nấu cháo mà ăn.

            Vào thời Minh Thanh, triều đình còn ban cho bá quan cháo mùng 8 tháng Chạp, lại đem gạo quả phẩm đến chùa cúng dường chư Tăng thọ dụng.

            Tại dân gian, nhà nhà đều nấu cháo vào ngày mùng 8 tháng Chạp, nhằm tế tự tổ tiên, tập tục ăn cháo ngày mùng 8 tháng Chạp, không còn là một lễ hội riêng trong Phật giáo nữa, mà đã trở thành phong tục tập quán của dân gian lưu truyền đến nay.

            Qua đó cho ta thấy tiết Lạp Bát không chỉ là ngày lễ trong Phật giáo mà cũng là tập tục quan trọng trong dân gian. Lạp Bát Chúc đã trở thành ẩm thực truyền thống Trung Quốc.

 ◊-◊———————————————————————————-◊-◊

Những Bài Viết Liên Quan
452995
Total Visit : 351307