Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

CHÚNG ĐỆ TỬ PHẬT

CHUÙNG ÑEÄ TÖÛ PHAÄT

 Thích Thiện Phước

     Nghi Lễ trong truyền thống văn hóa Việt Nam có địa vị rất quan trọng, cách xưng hô qua lại giữa người và người trong xã hội có sự nghiên cứu rõ ràng, nói năng nhã nhặn văn chương cử chỉ có lễ, không chỉ là một sự tiêu biểu quan trọng trong một xã hội văn minh, mà cũng thể hiện một người có tố chất và văn hóa tu dưỡng.

     Phật giáo góp phần quan trọng để hình thành truyền thống văn hóa dân tộc. Cách xưng hô trong Phật giáo là một lịch sử văn hóa hiện tượng, đến nay vẫn luôn luôn âm thầm ảnh hưởng đến mọi người.

     Nói rõ ràng hơn, hàm nghĩa chuẩn xác của cách xưng hô trong Phật giáo có lợi ích đối với chúng ta, từ việc nhận thức sâu sắc về Phật giáo cho đến vận dụng lễ nghi ngôn ngữ. Trong Phật giáo thường thấy cách xưng gọi chánh quy đó là: Bảy chúng đệ tử thọ trì giới luật Phật: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Năm chúng trước là thuộc về hàng xuất gia, còn 2 chúng sau là chúng tại gia, đây là những chúng quan trọng để hình thành nên giáo đoàn trong Phật giáo. 

     - Tỳ Kheo: Còn gọi là Bí Sô, dịch âm từ tiếng Phạn, dịch ý là khất sĩ, phá ác, bố ma.

     Theo quyển 3, Đại Trí Độ Luận chép: Tỳ Kheo có 3 loại ý nghĩa:

     1/ Phá ác: Tức là Tỳ Kheo, thông qua việc tu ba học Giới Định Tuệ, thì phá được tham sân si phiền não…

     2/ Bố ma: Chính là do Tỳ Kheo tinh tấn tu hành thì diệt trừ được những tạp niệm tà vọng, và các sự quấy nhiễu từ bên ngoài.

     3/ Khất sĩ: Tỳ Kheo do vì chấm dứt hết các ngoại duyên, nhằm để thanh tịnh tu hành, nên xin thức ăn từ tín đồ, nhằm để duy trì sắc thân tu hành để thành tựu đạo nghiệp.

     Tỳ Kheo là chỉ cho phái nam xuất gia đã thọ 250 giới. Tạng Truyền Phật giáo gọi Tỳ Kheo là Cách Tát.

250 Giới Tỳ Kheo Là Gì? GIẢI ĐÁP PHẬT GIÁO – Tụng Kinh Tại Nhà

     - Tỳ Kheo Ni: Còn gọi là Bí Sô Ni, đây là dịch âm từ tiếng Phạn, dịch ý là Khất Sĩ Nữ, Trừ Nữ, Huân Nữ, chỉ cho phái nữ xuất gia thọ giới cụ túc xong. Theo Luật Tứ Phần: Tỳ Kheo Ni có 348 giới. Di Mẫu của Phật tức Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Đại Ái Đạo), là vị Tỳ Kheo Ni xuất gia thọ giới đầu tiên. Theo quyển 1, Tỳ Kheo Ni Truyện: “Vào năm Kiến Hưng (313 – 317) đời Tây Tấn, Ni Tịnh Kiểm theo xuất gia thọ 10 giới với Sa môn Trí Sơn người ở Tây Vực. Đến tháng 2 năm Thăng Bình Nguyên Niên (357), thỉnh Đàm Ma Yết Đa lập giới đàn, Tỳ Kheo Ni Tịnh Kiểm,… cả thảy ba người cùng thọ cụ túc giới trên đàn, đây là khởi thỉ của việc thọ Tỳ Kheo Ni giới ở Trung Quốc”. Tạng Truyền Phật giáo gọi Tỳ Kheo Ni là Cách Tát Mã.

     - Sa Di: Gọi đủ là Thất La Ma Noa Lạc Ca, Thất La Mạc Ni La, dịch ý là cầu tịch, tức từ, cần sách, chính là ngăn ác hành từ, tìm cầu sự vắng lặng, chỉ cho người mới xuất gia thế độ, thọ qua 10 giới Sa Di:

     1/ Không sát.

     2/ Không dâm.

     3/ Không trộm.

     4/ Không nói dối.

     5/ Không uống rượu.

     6/ Không ngồi giường cao rộng lớn.

     7/ Không đeo tràng hoa.

     8/ Không ca múa hát xướng.

     9/ Không giữ vàng bạc bảo vật.

     10/ Không ăn phi thời.

     Đây là thuộc về người nam xuất gia chưa thọ giới cụ túc. Trong Tăng đoàn Phật giáo, La Hầu La là Sa Di đầu tiên. Tạng Truyền Phật giáo gọi Sa Di là Cách Sách.

Hạnh nguyện của người xuất gia | VÀO NHÀ PHẬT PHÁP

     - Sa Di Ni: Gọi đủ là Thất La Ma Noa Lý Ca dịch ý là Cần Sách Nữ, tứ từ nữ, chỉ cho người mới xuất gia thế độ thọ 10 giới, đây là thuộc về phái nữ xuất gia chưa thọ cụ túc giới, về giới phẩm đã thọ giống như Sa Di. Tạng Truyền Phật giáo gọi Sa Di Ni là Cách Sách Mã.

     - Thức Xoa Ma Na: Lại gọi là Thức Xoa Ma Na Ni, Thức Xoa Ma Ni, dịch ý là Học giới nữ, Chánh học nữ, Học pháp nữ, chỉ cho Ni chúng học Pháp để chuẩn bị thọ giới cụ túc. Tức là người nữ xuất gia sau khi thọ giới Sa Di, lại còn phải trải qua giai đoạn 2 năm thọ Thức Xoa Ma Na, trong thời gian này, cần phải tu học bốn giới căn bản và 6 phép, tức là học tập tất cả giới hạnh Tỳ Kheo Ni. Đồng thời cũng nghiệm biết có mang thai hay không, khi đủ 20 tuổi mới được thọ giới Tỳ Kheo Ni. Bốn giới căn bổn là giới mà bên Ni xuất gia thọ trì, loại giới luật này là giới trung gian giữa Sa Di Ni và Tỳ Kheo Ni. Sau khi trải qua 2 năm thọ giới này xong thì có tư cách của vị Tỳ Kheo Ni. Tạng Truyền Phật giáo gọi Thức Xoa Ma Na là Cách La Mã.

     - Ưu Bà Tắc: Còn gọi là Ô Ba Sách Ca, Ưu Ba Sa Ca, Y Bồ Tắc, dịch ý là Cận sự nam, Tín sĩ, Tín nam, Thanh tín sĩ, chỉ cho những người tại gia nương gần phụng thờ Phật pháp, quy y tam bảo, đây thuộc về người cư sĩ nam thọ 5 giới, cũng chính là người đệ tử Phật ở tại gia hành trì Phật pháp.

     Theo quyển 32, Phật Bổn Hạnh Tập Kinh chép: “Đức Phật sau khi thành đạo, Ngài đến rừng cây Sai Lê Ni Ca ngồi kết già, có Đề Vị, 3 vị từ phương bắc nước Thiên Trúc đến đem mật ong và cơm cúng dường đức Phật, rồi Phật cho thọ nhị quy y (Phật, Pháp) vì bấy giờ Tăng đoàn chưa xuất hiện, đây là những vị Ưu Bà Tắc đầu tiên”.

     Ngoài ra, theo quyển 3, Ưu Bà Tắc Giới Kinh chép: “Nếu thọ ba pháp quy y và giữ 1 giới thì gọi là 1 phần Ưu Bà Tắc, thọ 2 giới là ít phần Ưu Bà Tắc, thọ trì 3 giới, 4 giới thì gọi là thọ nhiều phần Ưu Bà Tắc, thọ trì 5 giới thì gọi là mãn phần Ưu Bà Tắc”. Tạng Truyền Phật giáo gọi Ưu Bà Tắc là Cách Nhiếp.

     - Ưu Bà Di: Còn gọi là Ưu Bà Tư Hà, Ưu Bà Tư, Ưu Bà Tứ Ca, dịch là Thanh tín nữ, Cận thiện nữ, Cận sự nữ, Cận tức nữ, là chỉ người tại gia tín ngưỡng Phật pháp, thọ trì 5 giới thực hành các pháp lành, là người đệ tử nữ ở tại gia tu hành theo Phật pháp, ở thế tục gọi là Cư sĩ nữ. Tạng Truyền Phật giáo gọi Ưu Ba Di là Cách Nhiếp Mã.

     Trong 2 chúng tại gia Phật giáo, được thọ 3 pháp quy y và 5 giới, 8 quan trai giới, Bồ tát giới,… có bổn phận tu học, hộ trì, cúng dường tam bảo, hoằng dương Phật Pháp

Ảnh minh hoạ.

     Trong suốt 45 năm thuyết pháp, Đức Thế Tôn đã hóa độ vô số đệ tử, trong đó có tại gia và xuất gia. Bậc xuất gia thì lo tu dưỡng tinh thần, chuyên tâm vào việc hoằng pháp lợi sanh, để cho Phật pháp phổ biến khắp nhơn gian. Còn người tại gia thì ngoài việc tu tập ra còn phải có bổn phận với gia đình xã hội, tạo điều kiện vật chất để hộ trì ba ngôi cao quý. Nếu nơi nào có đầy đủ hai chúng tại gia và xuất gia như thế thì Phật pháp thịnh hành.

◊-◊———————————————————————————-◊-◊

Những Bài Viết Liên Quan
452984
Total Visit : 351296