Thứ 5, ngày 03 tháng 10 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

NGUỒN GỐC CHUNG BẢNG TÔNG QUY NGƯỠNG

quy ngưỡng

Thích Thiện Phước

        Người khai sáng tông này là Thiền sư Linh Hựu. Vì đệ tử của Ngài là Tuệ Tịch trụ tại Quy Sơn ở Đàm Châu, và Ngưỡng Sơn ở Biểu Châu cả hai cùng xiển dương tông phong của môn phái, nên đời sau gọi chung là tông Quy Ngưỡng.

Quy Ngưỡng tông – Wikipedia tiếng Việt

        Thiền sư Linh Hựu (771 – 853) quê Trường Khâu Phúc Châu, 15 tuổi xuất gia với sư Pháp Thường ở chùa Kiến Thiện, thọ cụ túc giới tại chùa Long Hưng – Hàng Châu, nghiên cứu sâu rộng Kinh Luật của hai thừa. Năm 23 tuổi, vân du qua Giang Tây tham yết với tổ Bách Trượng Hoài Hải, được tổ khí trọng.

       Cuối niên hiệu Nguyên Hòa (820), vâng lời của Hoài Hải đến Quy Sơn khai pháp, kiến tạo tự viện do vì sau đó gặp nạn Đường Vũ Tông (841 – 846) diệt chùa, đuổi tăng, sư phải hóa trang trốn tránh.

       Đầu năm Đại Trung (847), quan sứ Hồ Nam tên là Bùi Hưu thỉnh sư về chùa cũ, và đổi tên chùa lại là Đồng Khánh tự. Thiền phong từ đó hưng thạnh, Thiền giả đến tham học đông đúc có lúc hơn 1.500 người. Hơn 40 người nối pháp, đứng đầu là: Tuệ Tịch và Trí Nhàn.

        Thiền Sư Linh Hựu hoằng dương Phật pháp trên 40 năm, ngài viên tịch vào năm Đại Trung thứ bảy (853).

        Trong Ngũ gia tông phái Quy Ngưỡng tông hưng khởi rất sớm, nhưng suy vong cũng nhanh, sự truyền thừa chừng khoảng 150 năm.

        Quy Sơn Linh Hựu nói: “Một trăm năm sau, ta xuống núi làm con trâu, trên lưng có hiện ba chữ là “Trâu núi Quy”. Vì thế kiểu chung bảng của tông Quy Ngưỡng là hình tam giác. Câu chữ là “Tam loại hóa thân”.

 

Những Bài Viết Liên Quan
462373
Total Visit : 360685