Thứ 4, ngày 06 tháng 11 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Nguồn gốc Trống trong Phật giáo.

TRONGThích Thiện Phước

Trống là một loại nhạc khí thường thấy ở dân gian, trống tùy theo hình dạng, công dụng mà tên gọi cũng bất đồng, như ở chiến trường, điện đường, đình miếu, võ đài… có đầy đủ ý nghĩa như răn nhắc, cổ vũ, khích lệ,… còn trống ở trong tự viện Phật giáo có tác dụng báo giờ, tập chúng, tán tụng.

Danh từ Cổ (trống) nầy chúng ta thấy Phật nói đến rất nhiều trong kinh điển, ví như: Kinh Khổ Ấm trong Trung A Hàm; Phẩm thứ 2, Mộng Kiến Kim Cổ Sám Hối trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương; Phẩm thứ 4, Đề Bà Đạt Đa trong kinh  Pháp Hoa; Quyển thượng, Đại Bát Niết Bàn Kinh; Quyển 81, Tân Hoa Nghiêm Kinh do Ngài Thật Xoa Nan Đà dịch; Quyển 18, Luật Ngũ Phần,…

1b

Trống có nhiều loại hình dáng và tên gọi, loại nhỏ gọi là ứng cổ; loại lớn gọi là tẩu cổ; có chân gọi là túc cổ; có cây cắm gọi là doanh cổ; treo để đánh gọi là huyền cổ; có cán cầm để lắc tự nó kêu gọi là cảnh cổ, ngoa cổ, diêu cổ; hình dáng giống như thùng sơn 2 mặt gõ đều kêu gọi là yết cổ; hình dáng như yết cổ nhưng thân to ngắn dùng ngón tay để đánh gọi là khải cổ, triệp cổ, đáp lạp cổ; đầu to mặt rộng lưng nhỏ đánh vào 2 đầu gọi là chấn cổ, yêu cổ, Hán cổ, Kê Lâu cổ. Ngoài ra trong các Văn Hiến Thông Khảo có nêu ra rất nhiều danh mục nói về trống.

Tại Trung Quốc thời cổ đại cũng có nhiều loại trống, trong đó một vài loại do các bậc tiên triết sáng tạo, có một vài loại được lưu truyền từ Tây Vực.

Ở Việt Nam ta có trống Đồng Đông Sơn, đây là loại trống tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn (700 TCN – 100) của người Việt thời cổ đại, hình dáng cân đối hài hòa thể hiện trình độ mỹ thuật rất cao, đặc biệt là những hoa văn khắc họa tính chất chân thật trong sinh hoạt của người Việt Nam ta trong thời kỳ dựng nước.

H2

Trống đồng Đông Sơn

Chất liệu của trống vào thời kỳ đầu có: Vàng, ngọc, gỗ, đá,…  cho đến nay thì phần nhiều dùng gỗ và da chế tạo bịt thành. Dùng kim loại chế tạo thì gọi là chinh cổ; dùng đá để chế tạo thành thì gọi là thạch cổ; dùng da thú để chế tạo thành thì gọi là bì cổ.

Cách sử dụng trống trong nhà Phật, theo bộ Thích Thị Yếu Lãm của Ngài Đạo Thành dẫn Luật Ngũ Phần chép: “Chư Tỳ kheo khi Bố tát, đại chúng không biết thời gian chính xác để vân tập. Phật dạy, phải đánh kiền chùy, đánh trống thổi pháp loa”.

Có khi trống dùng để đánh để báo giờ ăn cơm. Kinh Lăng Nghiêm chép: “Ăn xong đánh trống, đại chúng vân tập đánh chuông, hoặc đánh khi thuyết pháp”.

1c

Luật Tăng Kỳ chép: “Đế Thích có 3 cái trống, khi thuyết pháp ở Thiện Pháp đường, thì đánh cái trống thứ 3”.

Theo đây chúng ta có thể biết lúc đức Phật còn trụ ở đời, trống xưa nay dùng để sử dụng trong lúc Bố tát tụng giới, Thọ trai, nghe pháp,… hoặc có khi đánh để tập chúng. Sau này mới quy định trong tự viện lúc thức dậy, lúc đi ngủ thì gõ chuông đánh trống để làm hiệu lệnh, lại còn đem trống sử dụng trong nghi lễ tán tụng, phối họp xướng niệm, phổ thành khúc điệu để làm kỷ nhạc cúng dường trang nghiêm đạo tràng, dùng âm thanh để làm Phật sự giúp cho đại chúng thành tâm xưng niệm.

Ngoài ra còn có loại trống tay – tức loại trống nhỏ có cái cán để cầm trên tay, dùng để đánh trong lúc đi.

Phương pháp đánh đại cổ tức trống cỡ lớn là: Tay phải cầm 1 dùi, tay trái cầm 1 dùi, lúc đánh phải chú ý nhịp điệu tiết tấu, không được đánh sa

1a

Cách cầm và đánh trống tay: Lúc không đánh thì 2 tay bưng trống, dùi gác ngang trên mặt trống, 2 ngón trỏ và 2 ngón giữa giữ cho yên, 2 ngón cái vịn vào mặt trống, còn 4 ngón kia: 2 ngón vô danh và 2 ngón út vịn đỡ trống.

Lúc đánh thì tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi, dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay trái cầm, ngón giữa gá vào, cầm dùi thì dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, hướng vào trong mà đánh.

Ngoài ra có một loại trống tay, một mặt hình như cái quạt, loại này dùng tay trái cầm cán là được rồi.

1k

Trên đây đã giới thiệu về cách đánh trống, đều là cách đánh thông thường nhất. Ngoài ra, trong sinh hoạt thường nhật của Tòng lâm khắp nơi, khi thuyết pháp, thượng đường,… đều đánh trống, xin lược nêu sau:

1. Trống đánh khi thuyết pháp.

2. Trống đánh khi lên tòa.

3. Trống đánh khi uống trà.

4. Trống đánh khi ăn cơm.

5. Trống đánh khi vấn tấn.

6. Trống đánh khi xả thiền.

7. Trống đánh buổi chiều.

8. Trống đánh buổi sáng.

9. Trống đánh từng canh.

10. Trống đánh khi đến giờ tắm rửa.

11. Trống đánh khi làm việc tập thể.

12. Trống đánh khi có lửa cháy.

Duyên do sử dụng trống:

Có lần Đức Phật triệu tập Tăng chúng, người tuy đến đông nhưng trước sau bất nhất. Phật dạy phải đánh kiền chùy để thông tri đại chúng. Do đông người có nhiều tạp âm, nên vẫn không nghe tiếng kiền chùy. Đức Phật bèn dạy: Thế thì nên đánh trống, vì trống có tiếng to nên âm thanh truyền ra xa, do vậy mà Tăng chúng đến đúng giờ. Kể  từ đó  trống được sử dụng trong sinh hoạt nhà Phật, không luận là hoạt động gì đều phải đánh trống để làm hiệu lệnh, đặc biệt là lúc sáng sớm hoặc chiều tối phải đánh chuông trống làm hiệu lệnh nhằm thống nhất thời gian, thống nhất hành động, thành ngữ “Chuông sớm trống chiều” có xuất xứ từ đây.

1e

Những qui định chế trống:

Lúc đầu trống được sử dụng trong nhà Phật và trống ngoài dân gian sử dụng không có gì khác biệt. Thế nhưng đức Phật phát hiện các Tỳ kheo đa phần sử dụng trống bằng vàng, bạc, ngọc thạch, đương nhiên là không phù hợp với tinh thần tu hành, do đó Ngài bảo Tăng chúng nên sử dụng trống bằng đồng, sắt, đất nung, gỗ, rồi dùng da bịt. Nhân thế mà dăm trống trong nhà Phật được dùng gỗ để làm, còn bằng đồng, bằng đất nung thì hiếm thấy.

Thời đại gần đây việc sử dụng trống trong nhà Phật, thông thường dùng gỗ làm dăm rồi dùng da trâu bịt hai mặt, thấp như cái thùng, còn loại trống lớn thì được treo hoặc để trên giá ở trong lầu trống, có khi để một góc nào đó ở trên chánh điện. Còn 2 loại trống cỡ nhỏ và vừa thì để trên giá, nhằm để đánh phối hợp với chuông, sử dụng trong lúc tán tụng xướng niệm.

Trống được sử dụng trong tự viện Phật giáo phần lớn là dùng bọng cây, nếu trống lớn thì phải xây lầu gác mà để, hoặc có thể chọn một vị trí nào đó trên chánh điện mà để. Còn trống bậc trung và nhỏ cũng vậy.

nen trong moi 2

Trong Tự viện Phật giáo Bắc truyền, phép xây lầu trống cũng có qui cách, ở giữa Sơn môn và Tứ Thiên Vương điện xây hai lầu chuông trống, lầu chuông ở hướng Đông, lầu trống ở hướng Tây, đây chính là “Đông chuông Tây trống” hoặc “trái chuông phải trống”. Trống lớn thì treo ở lầu trống, được đánh phối hợp với chuông, căn cứ theo luật mà đánh.

Các loại trống:

Trong Tự viện Phật giáo Bắc truyền, có nhiều loại trống khác nhau. Bách Trượng Thanh Qui có nêu ra các thứ như: Pháp cổ, trà cổ, trai cổ, hiểu cổ, hôn cổ, canh cổ, dục cổ,…

H3

Pháp cổ là loại trống quan trọng trong Phật giáo. Trong kinh Phật dạy: Pháp cổ sử dụng trong lúc Trụ trì thượng đường, tiểu tham, phổ thuyết, nhập thất, có lúc đánh trước khi khai Pháp hội để triệu tập Tăng chúng, trong Tự viện Thiền tông, pháp cổ thường để ở góc Đông Bắc. Nếu như trong Tự viện không có pháp đường, thì an trí ở góc Đông Bắc chánh điện.

Trà cổ là để triệu tập đại chúng dùng trà, hoặc dâng trà lễ nhân ngày húy kỵ của Tổ Sư. Trong tự viện Thiền tông, trà cổ thường do thị giả đánh, để ở góc Tây Bắc pháp đường, nếu không có pháp đường thì để ở góc Tây Bắc chánh điện.

Trai cổ là đánh vào giờ ngọ trai của đại chúng. Thông thường treo ở trước cửa nhà bếp, do khố đường đánh.

Canh cổ xuất hiện rất sớm trong dân gian, về sau được đưa vào Tự viện. Canh cổ dùng để báo giờ lúc ban đêm, một đêm chia thành 5 canh, cứ y theo từng canh mà đánh, do khố ty đánh.

Dục cổ là đánh để thông tri Tăng chúng đi tắm, cách đánh là trước chậm sau gấp, dục cổ do Tri dục đánh.

Ngoài ra đối với nền âm nhạc Việt Nam ta còn có các loại trống như:

Trống Chiến  nhạc khí màng rung gõ của Dân tộc Việt, Trống Chiến còn gọi là Trống trận dùng để chấm câu nói lối hoặc mở đầu những câu Hát Khách, Hát Nam hay đánh những điệu đâm bang xuất trận trong Hát Bội. Nghệ thuật Hát Tuồng (Hát Bội) ra đời từ bao đời trước thì Trống Chiến cũng được xuất hiện theo thời gian trên.

H4

Trống chiến

Trống Sấm là nhạc khí màng rung có kích thước rất lớn của Dân tộc Việt.

H6

Trống sấm

Trống Cái là nhạc khí mng rung gõ của Dân tộc Việt và nhiều Dân tộc Việt Nam. Trống Cái là nhạc cụ không định âm, đã xuất hiện ở Việt Nam hàng nghìn năm, rất phổ biến ở các đình làng của người Việt.

H7

Trống cái

Trống Ban là nhạc khí màng rung của Dân tộc Việt.

H8

Trống ban

Trống đế (trống chầu) là nhạc cụ gõ, họ màng rung xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu đời. Trong nghệ thuật chèo người ta gọi nó là trống đế, còn trong ca trù nó là Trống chầu. Đúng như tên gọi, Trống đế làm nhiệm vụ đế còn có nghĩa là lót, là chỗ dựa, làm điểm xuyết cho diễn viên khi biểu diễn và ca hát.

H9

Trống chầu

Trống Ðại là nhạc khí màng rung gõ của Dân tộc Việt và nhiều Dân tộc Việt Nam.

H9

Trống đại

Trống Bản là nhạc khí màng rung của Dân tộc Việt.

t1

Trống bản

Trống Cơm là một nhạc cụ thuần ty Việt Nam có từ cổ sơ. Chỉ có duy nhất dân tộc Việt Nam mới sử dụng nhạc cụ Trống Cơm.

H10

Trống cơm

Trống Cơm mình dài và nhỏ, một loại trống có tính cách Việt hoàn toàn từ âm thanh, hình dáng, cho đến cách biểu diễn. Khi tấu nhạc, nhạc công phải đeo dây trống lên cổ để trống nằm ngang trước bụng và vận dụng mười ngón tay thật khéo léo trên cả hai mặt trống.

Có một điều khác thường, là người ta đính thêm hai nắm cơm nếp nhỏ ln mặt trống.

Nhìn chung, trống trong Phật giáo, ngoài công dụng tập chúng ra, về sau được sử dụng vào các nghi thức tán tụng xướng niệm, phối họp diễn tấu với các nhạc khí, để dùng âm nhạc cúng dường trang nghiêm đạo tràng. Hơn thế nữa, trong sinh hoạt tự viện Tòng lâm theo quy cũ thiền gia, hai thời công phu sớm chiều đều đánh trống. Tại Việt Nam ta trong những kỷ niên trước đây, ở vùng thôn quê, tiếng trống còn là tiếng báo giờ cho những người nông phu biết giờ để thức dậy chuẩn bị công việc cho ngày mới, hay kết thúc một ngày làm, với công việc nhọc nhằn ngoài đồng áng. Vì vậy trong Tòng lâm khi sử dụng phải bảo đảm thời khắc cho chính xác./.

◊◊——————————————————————————◊◊

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
478506
Total Visit : 376818