Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật Sách:

 

 

CHUÔNG TRỐNG BÁT NHÃ TRONG ĐẠO PHẬT

 

 

          Trong tòng lâm khi cử hành khoá lễ, trước giờ khởi sự và sau khi chấm dứt đều có  nghi thỉnh chuông trống Bát nhã. Nghi thức nầy cử lên để cung thỉnh chư Phật thiên long bát bộ và Tăng chúng hướng về bảo điện chứng minh cho buổi lễ được trang nghiêm thanh tịnh. Song ở Việt Nam ta việc sử dụng chuông trống bát nhã cũng có sự sai khác theo từng miền:

          Miền Nam thì đánh tám tiếng “Ma ha Bát Nhã Ba La Mật Đa” cho mỗi chập – mỗi lần đánh phải đủ ba hồi chín chập.

          Miền Trung thì đánh theo bài kệ:

Phiên âm:

“Thỉnh Phật thượng đường

Đại chúng đồng văn

Bát nhã âm

Nhập Bát nhã Ba La Mật Đa (3lần)”.

Dịch nghĩa:

        (Cung thỉnh chư Phật quang giáng điện đường, đại chúng đều được nghe âm thanh bát nhã thể nhập được pháp môn Ba La Mật).

Hay

Phiên âm:

Bát nhã hội

Thỉnh Phật thượng đường

Đại chúng đồng văn

Bát nhã âm

Phổ nguyện pháp giới

Đẳng hữu tình

Nhập bát nhã

Ba la mật môn.

Dịch nghĩa:

        (Hội bát nhã thỉnh Phật quang giáng điện đường, đại chúng đều được nghe âm thanh bát nhã vang khắp pháp giới. Các chúng hữu tình đều thâm nhập được chân lý bát nhã, thể chứng được pháp môn Ba La Mật).

          Âm vang của chuông trống bát nhã sẽ hoà nhập cùng tm niệm của hnh giả tạo  thành một thể tánh duy nhất. Thường thì chuông trống bát nhã được cử lên ba hồi lúc bắt đầu cuộc lễ, khi chấp dứt thì cũng đánh ba hồi, và có khi đánh một hồi tùy theo nghi tiết. Ngoài việc nghinh tiếp cung tiễn chư Phật, long thiên hộ pháp ra, việc đánh chuông trống Bát nhã còn tượng trưng cho ý nghĩa tinh thần rất lớn. Khi nghe âm vang oai hùng thanh thoát của chuông trống bát nhã mà mọi người đang có mặt trong buổi lễ không ai bảo ai đều phải đứng dậy lắng lòng thanh tịnh chắp tay trang nghiêm hướng về ba ngôi cao quí thu nhiếp thân tâm vào chánh niệm.

          Hơn thế nữa trong xã hội phong kiến, chuông trống bát nhã còn được đánh lên đễ rước đưa vua quan khi đến đến viếng chùa.

          Sách Tam quốc Chí diễn nghĩa hồi thứ 27 – “Quan Công Qua Năm Cửa Quan Chém Sáu Tướng Tàu” chép:

          Sau khi Quan Công bị Hàn Phúc bắn trộm  trúng vào cánh tay trái trọng thương, ông đi đến cửa Nghi Thủy. Tại đây Biện Hỉ định ngầm hại nhưng may gặp sư phổ Tĩnh ở chùa Trấn Quốc, vốn là người đồng hương thị ý cho biết âm mưu của Biện Hỉ. Nhờ đó mà được thoát nạn và tiếp tục hộ tống hai người chị dâu sang Huỳnh Dương…

          Đoạn tới chùa Trấn Quốc :“… Quan Công mừng lắm, lên ngựa với Biện Hỉ qua cửa Nghi Thuỷ. Đến trước chùa Trấn Quốc, hai người xuống ngựa các sư đánh chuông ra đón…?.

          Trong nghi  lễ của Phật giáo, chuông trống bát nhã là một nghi tiết rất cần thiết để tăng thêm sự trang trọng.  

 

——————————————————-

Chuông trong phật giáo
452996
Total Visit : 351308