Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Đặc điểm

Đặc điểm Sách:

ĐẶC ĐIỂM

 

 

          – Tại sao trên đầu quả chuông có hình con rồng? Đó là câu hỏi mà người Phật tử tại gia có tính tò mò khi nhìn thấy hình dáng quả chuông. Thật ra thì đó là Con Bồ Lao, vốn là một loài cổ thú sống ở biển Nam Hải.

          Lời Tiết Tông chú giải rằng: “Trong biển có cá to tên Kình, tại cù lao ở biển có thú tên Bồ Lao, sợ cá kình đánh; mỗi lần cá kình đánh Bồ lao kêu to. Nên phàm chuông muốn kêu tiếng to, mới làm con Bồ Lao (1) ở trên, còn chày dộng thì chạm hình cá kình (2) .

—————————————————————————————-  

*Chú thích:

(1) Bồ lao: Theo truyền thuyết thời cổ đại Bồ lao là một loài thú sông ở mé biển Nam Hải. Tiếng rống của nó vô cùng to lớn nên khi đúc chuông hình Bồ lao.

 (2) Kình: Là một loại đại ngư, thân thể to và dài nhỏ cở chừng 4m lớn 30 m, đầu to mắt nhỏ hai chi trước giống như vây cá hai chi sau bị thoái hoá, đuôi hình giống như bàn tay, hô hấp bằng phổi, có thể lặn dưới nước từ 15 phút đến 1 giờ đồng hồ. Kình co rất nhiều loại: Lam kình, Mạt hương kình. Theo quyển Dị Vật Chí chép: “Kình ngư là loài cá mái gọi là nghê, cá trống gọi là kình”. (Hai tích nầy lược dịch ở Q. 9 & 12 sách Hán Ngữ Đại Từ Điển).

 

 

————————————————————–

 

          Chuông thường được đúc bằng đồng xanh và cũng có số ít chuông thời xưa đúc bằng sắt. Nói nói đến việc đúc chuông nghe qua thì dường như đơn giản nhưng nghệ nhân đúc thế nào cho tiếng chuông được du dương, hình dáng quả chuông đạt được nét thẫm mỹ? âu cũng là một công trình nghệ thuật có tính gia truyền.

          Sách Khảo Công Ký chép: “Đúc chuông lớn mà ngắn thì tiếng nghe như vội vàng thôi thúc, chuông nhỏ mà dài thì tiếng chuông nghe chậm rải thì tiếng sẽ vang xa”.

          Chuông có nhiều loại và tùy theo mức công dụng của nó mà hình dáng tên gọi cũng khác nhau.

          - PHẠM CHUNG: Phạm tức là thanh tịnh vì để tôn xưng trong khi làm Phật sự vậy. Còn gọi là đại chung, câu chung, tràng chung, hồng chung, kình chung, bồ lao, hoa kình, hoa chung, cự chung. Đa phần được đúc bằng đồng xanh, thông thường chuông cao khoảng 1,5 m đường kính khoảng 6 tấc  dùng để tập chúng và báo giờ  vào hai thời sớm tối. – Theo quyển 4 sách Tổ  Đnh sự Uyển: Phạm chung còn gọi là Kình Am vì lấy tích cá Kình và Bồ lao vậy.

          - BÁN CHUNG: Chiều cao và kích cở bằng ½ Phạm Chung  nên gọi là bán chung còn gọi là hoán chung, tiểu chung. Chung nầy cũng được đúc bằng đồng cao khoảng 6 đến 8 tấc thường an trí ở một góc tại chánh điện, vì để đánh phổ cáo và mở đầu các pháp hội  nên cũng có tên là Hành Sự Chung  (chuông sử dụng trong khi hành lễ).

          - TĂNG ĐƯỜNG CHUNG: Chuông treo trước Tăng đường gọi là “Tăng đường chung”. Loại chuông này hơi nhỏ, khi cần triệu tập tăng chúng thì đánh chuông, cho nên còn gọi là “Tập chúng chung”. Nếu như Trụ trì và chúng tăng khi đến tăng đường thì đánh 7 tiếng. Lại nữa chương Pháp Khí chép: Tăng đường chung đánh khi tập chúng,  lúc trụ trì đến trong chúng, vào trong Tăng đường thì đánh 7 tiếng, khi thọ trai, ăn cháo hạ đường, phóng tham, uống trà, tuần đường… đánh 3 tiếng. Nếu Trụ trì không đến tăng đường, hoặc nghỉ ngơi thì không được đánh”.

          Bộ Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui chép: “Khi đánh đại chung, Tăng đường chung, điện chung là Trụ trì lên điện Phật thắp nhang”.

          Lại nữa bộ Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui phần Thỉnh Tăng Thủ Tọa chép: “Đương ty hành giả đánh chuông Tăng đường  đại chúng đồng trở về liêu”.

          - TRAI CHUNG: Chuông an trí tại trai đường.

          - ĐIỆN CHUNG: Chuông an trí tại chánh điện. Có thuyết khác cho rằng: Điện chung là tên gọi khác của Tiểu chung và Bán chung. Lại nữa chương pháp khí cũng nói: Điện chung: “Trụ trì hai thời lên điện Phật thắp nhang thì đánh 7 tiếng”

          - NHẬP ĐƯỜNG CHUNG: Bộ Thiền Lâm Tượng Khí Tiên phần Bái Khí Môn chép: “Đường là Tăng đường vậy. Khi đại chúng thọ trai vào trong tăng đường  thì đánh 18 tiếng đại chung do đó gọi là Nhập đường chung,  đây cũng là tín hiệu để vào tăng đường”.

          Trong quyển Vĩnh Bình Thanh Qui phần  Phó Chúc Phạn Pháp chép: “Nhập đường chung cũng là tín hiệu vào trai đường khi ăn cháo, sau khi khai tĩnh, khi thọ trai, đánh  ba tiếng trống trước mọi người đến chỗ ngồi, còn khi thọ trai đánh ba tiếng trống sau”.

          - BIÊN CHUNG: Chuông treo một mình gọi là chung còn treo theo thứ lớp lớn nhỏ gọi la Biên chung, đây thuộc loại nhạc khí của triều đnh.

          Theo quyển Luận Ngữ Đồ Giải của Mao Bội Kỳ chép: “Biên chung ở Trung Quốc dùng để tế tự, thấy xuất hiện từ đời nhà Thương và có trên 3500 năm lịch sử. Vo thời cổ đại dng Biên chung ở cung đình để diển tấu âm nhạc,  rất ít lưu truyền ở dân gian, mỗi khi triều kiến nhà vua, gặp lúc chinh chiến, tế tự đều phải đnh chuông nầy”. Chuông nầy treo nhiều cái theo thứ tự lớn nhỏ trên một cái giá nên khi đnh âm thanh phát ra tiết tấu cũng khác nhau”.

                                      

          - BÁO CHUNG: Thường được treo ở thiền đường mỗi ngày vào lúc sáng sớm trước hết phải đánh chuông nầy, sau đó đại chuông mới đánh lên (phần nầy đã được đề cập rõ ở mục cách đánh chuông của các tông phái).

          - GIA TRÌ CHUNG: Loại chuông nầy miệng hương lên trên, dùng để đánh lên trong lúc tụng kinh bái sám. Tiếng chuông gia trì đ?ợc sử dụng khi bắt đầu tụng tụng kinh, còn ở trong thời kinh thì đánh lên để trợ hơi,  báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hoặc chuyển sang câu niệm Phật… Cũng thường đánh lên khi lạy một mình, gặp lúc đông người thì đánh lên để báo hiệu cho mọi người cùng lạy cho đều, loại chuơng nầy người Hoa gọi là Khánh.

          *KHÁNH: Ngày nay trong tự viện dùng đồng đúc thành có  hình dáng như cái bát đặt trên cái kệ để bên trái của điện Phật, lúc tụng kinh hay các pháp hội đều do thầy duy na sử dụng, ở Trung Hoa từ đời Tống trở về sau các tự viện đều sử dụng loại khánh nầy. Khánh được sử dụng trong lúc niệm tụng, do thầy duy na điều khiển. Khi vị Trụ trì, các bậc ôn túc, vua quan… lễ Phật đều đánh 3 tiếng. (Theo Phật Quang Đại Từ Điển tr 6274).

————————————————————-

 

 

 

  

 

 

Chuông trong phật giáo
452989
Total Visit : 351301