Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

LÂM CHUNG NHẤT NIỆM VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG

LÂM CHUNG NHẤT NIỆM VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG Sách:

LÂM CHUNG NHẤT NIỆM

VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG

HỎI: Thế giới Tây Phương Cực Lạc cách xa Ta Bà tới mười muôn ức cõi Phật. Như vậy, người sắp mất chỉ nhất tâm niệm Phật thì làm sao mà vãng sanh được?

ĐÁP: Người lâm chung nhất tâm niệm Phật vãng sanh về thế giới Cực Lạc Tây Phương, nhân vì có ba lực dung hợp không thể nghĩ bàn:

I.  PHẬT LỰC: Chính là 48 lời đại nguyện của bậc đại từ đại bi A Di Đà Phật, tiếp thọ chúng sanh tín nguyện niệm Phật vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

II. TÂM LỰC: Chính là một tâm niệm hiện tiền của mỗi chúng ta. Một tâm niệm này có ba nghĩa:

  1. 1.    Tâm thể:

Bản thể của một niệm này tương đồng với tâm niệm của chư Phật, không có mảy may nào sai khác. Chư Phật vì đã giác ngộ, không còn mê vọng, nên trái với trần lao hợp với tánh giác, tâm ý thanh tịnh đầy đủ vô lượng công đức trí huệ. Chúng ta vì thường mê vọng, không tỏ ngộ nên hợp với trần lao trái với tánh giác.  Tâm này bị nhiễm dơ, đầy dẫy vô lượng phiền não hoặc nghiệp. Giả như chúng ta phát tâm niệm Phật A Di Đà, đang lúc niệm A Di Đà ấy chính là đang từ bỏ những mê vọng để trở về với bản tánh giác ngộ trái với trần lao, hợp với tánh giác.

Vô lượng vô biên phiền não hoặc nghiệp hoàn toàn được thanh tịnh. Vô lượng công đức trí huệ đều được hiển bày. Đây là đang lúc tâm niệm Phật thì đồng với tánh giác của chư Phật. Cho nên, người xưa nói: “Một niệm tương ứng với một niệm niệm Phật”. Thánh nhân và phàm phu cùng một tâm thể. Chư Phật và chúng sanh cùng một nguồn tâm. Niệm Phật thì được thành Phật, tỉ như nấu gạo thì sẽ thành cơm. Đây là lẽ đương nhiên!.

  1. 2.    Tâm lượng:

Tâm lượng rộng lớn vô biên. Kinh chép: “Tâm bao thái hư, lượng trùm pháp giới”. Tại sao lại gọi là rộng lớn?

Trong kinh nói rằng trong bầu thái hư có vô số cõi Phật như vô số vi trần. Trung ương có một thế giới tên là Phổ Chiếu Thập Phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh. Thế giới này hàm tàng cả 20 tầng thế giới. Thế giới Cực Lạc ở ngoài cõi nước Ta Bà của chúng ta đến mười muôn ức cõi, cùng ở trong tầng thứ 13 của thế giới Phổ Chiếu Thập Phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh. Một thế giới còn rộng lớn như thế, huống gì thế giới của chư Phật nhiều như vô số bụi trần! Có rất nhiều thế giới vẫn ở trong bầu thái hư, mà bầu thái hư ấy lại ở trong một tâm niệm của mỗi chúng ta. Do đây, có thể thấy  tâm lượng của mỗi chúng ta thật rộng lớn vô lượng vô biên, cho nên nói rằng: “Tâm bao thái hư, lượng trùm pháp giới”.

Mọi người chúng ta phải rõ được tâm lượng một niệm của mình cũng rộng lớn vô biên như thế! Vậy đối với người tu pháp môn Tịnh Độ, lúc lâm chung, nếu nhất tâm niệm Phật thì việc vãng sanh về thế giới Cực Lạc Tây Phương tự nhiên không thể ngờ vậy!

  1. 3.    Tâm cụ:

Trong tâm niệm của mỗi chúng ta có đầy đủ mười pháp giới: Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thinh văn, Trời, Người, A tu la, Súc sanh, Ngạ quỷ và Địa ngục. Nhưng mười loại pháp giới này chỉ do một niệm mà thành. Trong tâm niệm của mỗi chúng ta, nếu tạo ra mười ác nghiệp chính là đã khơi mở ra ba đường ác: Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sanh. Nếu tạo ra mười nghiệp lành thì đó chính là khơi mở ra ba đường lành: Trời, Người và A tu la. Trong tâm niệm của mỗi chúng ta thường hay niệm Phật thì đó chính là tác tạo nên một vị Phật. Thế nên, trong kinh chép: “Thị tâm tác Phật, thị tâm thị Phật” (Tâm ấy làm nên Phật, tâm ấy là tâm Phật). Hay nói một cách khác, ngay trong tâm nếu gây nhân chúng sanh thì tâm ấy là chúng sanh, cho nên trong tâm niệm của mỗi chúng ta nếu niệm Phật thì tức là Phật. Tâm này niệm Phật đương thể chính là Phật, nếu hiểu được trong tâm niệm của mỗi chúng ta xưa nay vốn đầy đủ công đức trí huệ Phật. Trong một tâm niệm, nếu niệm Phật thì ta chính là Phật. Đây là lẽ tâm đầy đủ, tâm tạo tác. Giả như mọi người đều hiểu được ý nghĩa này, đối với việc niệm Phật nhất định sẽ được thành Phật,  không thể không tin!

Trên đây đã trình bày về tâm thể, tâm lượngtâm cụ. Tuy nói rằng có ba loại, nhưng thật ra chẳng thể phân biệt. Trong tâm niệm của mỗi chúng ta, vì có sự diệu dụng vô cùng tận như thế, cho nên mới nói  tâm lực của chúng sanh không thể nghĩ bàn.

III. PHÁP LỰC: Chính là tín nguyện niệm Phật, sẽ có sự cảm ứng không thể nghĩ bàn.

Phàm có lòng tin chân thật, ý nguyện tha thiết và chí thành niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì năng lực của Phật, năng lực của Pháp và tâm lực của chúng sanh,  lại gồm nhiếp dung hợp trong một câu danh hiệu Phật A Di Đà. Nhân vì có ba thứ lực không thể nghĩ bàn này, chúng dung hợp trong một niệm. Cho nên khi lâm chung, nếu tâm được nhất niệm thì liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc Tây Phương. Người xưa nói: “Hội tam lực ư đồng thời, thâu thành công ư nhất niệm” (Cùng một lúc biết được ba lực, sẽ được thành công trong khoảng một niệm) là nghĩa nầy vậy!.

9.4.Hành trang cho ngày cuối
452995
Total Visit : 351307