Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Lịch sử Chung bảng 5 Tông phái

Lịch sử Chung bảng 5 Tông phái Sách:

 

 

LỊCH SỬ CHUNG BẢN NĂM TÔNG PHÁI

 

 

          1. Tông Qui Ngưỡng:

          Người khai sáng tông này là Thiền sư Linh Hựu. Vì đệ tử của Ngài là Tuệ Tịch trụ tại Qui Sơn ở Đàm Châu, và Ngưỡng Sơn ở Biểu Châu cả hai cng xiển dương tông phong của môn phái, nên đời sau gọi chung là tông Qui Ngưỡng. Thiền sư Linh Hựu (771 – 853) qua Trương Khâu Phúc Châu, 15 tuổi xuất gia với sư Pháp Thương ở chùa Kiến Thiện, thọ cụ túc giới tại chùa Long Hưng – Hàng Châu, nghiên cứu sâu rộng Kinh Luật của hai thừa. Năm 23 tuổi, vân du qua Giang Tây tham yết với tổ Bách Trượng Hoài Hải, được tổ khí trọng.

          Cuối niên hiệu Nguyên Hòa (820), vâng lời của Hoài Hải đến Qui Sơn khai pháp, kiến tạo tự viện do vì sau đó gặp nạn Đường Vũ Tông (841 – 846) diệt chùa, đuổi tăng, sư phải hóa trang trốn tránh.

          Đầu năm Đại Trung (847), quan sứ Hồ Nam tên là Bùi Hưu thỉnh sư về  chùa cũ, và đổi tên chùa lại là Đồng Khánh tự. Thiền phong từ đó hưng thạnh, Thiền giả đến tham học đang đc có lúc hơn 1.500 người. Hơn 40 người nối pháp, đứng đầu là: Tuệ Tịch và Trí Nhàn.

          Thiền Sư Linh Hựu hoằng dương Phật pháp trên 40 năm, ngi viên tịch vào năm Đại Trung thứ bảy (853).

          Trong Ngũ gia tông phi Qui Ngưỡng tông hưng khởi rất sớm, nhưng suy vong cũng nhanh, sự truyền thừa chừng khoảng 150 năm.

 

          Qui Sơn Linh Hựu nói: “Một trăm năm sau, ta xuống núi làm con trâu, trên lưng có hiện ba chữ là “Trâu núi Qui”. Vì thế kiểu chung bảng của tông Qui Ngưỡng là hình tam giác. Câu chữ là “Tam loại hóa thân”.

          2. Tông Lâm Tế:

          Người khai sáng Tông này là Thiền sư Nghĩa Huyền. Vì phong cách hoằng dương đặc biệt theo tơng môn tại Thiền viện Lâm Tế ở Trấn Châu nay thuộc tỉnh Hà Bắc, do đó mà đời sau gọi là Tông Lâm Tế.

          Thiền sư Nghĩa Huyền người huyện Nam Hoa Tào Châu. Sau khi xuất gia Ngài đi du phương học đạo, từng đến tham học với Thiền sư Hy Vận ở núi Hoàng Bá Hồng Châu và Thiền sư Đại Ngu ở Than Đầu Cao An.

          Năm thứ 8 đời Đường Đại Trung (854), ngi đến Trấn Châu sng lập viện Lâm Tế bên bờ sông Hô Đà, tiếp Tăng độ chúng, tông phong từ đời mà hưng thạnh. Sư viên tịch vào ngày 10 tháng 4 năm Hàm Thông thứ tám (867).

 

          Lục Tổ bảo Hoài Nhưỡng rằng: “Tổ Bát Nhã Đa La có huyền ký là dưới chân người sẽ xuất hiện một con ngựa giỏi giày đạp chết cả thiên hạ?. Vì thế kiểu chung của tông Lâm Tế là hình chữ nhật ngang. Câu chữ là “Hoành hành thiên hạ?. Người xưa sửa lại là “Hoành biến thập phương”.

          3. Tông Tào Động:

          Người khai sáng tông này là Thiền sư Lương Giới, đệ tử truyền thừa của ngài là Thiền sư Bổn Tịch trước sau trụ tai huyện Động Sơn Cao An Giang Tây và Tào Sơn ở huyện Cát Thủy hoằng dương tông phong, nên đ?i sau mới gọi tông này là Tào Động.

          Thiền sư Lương Giới (807 – 889) qu Chữ Kỵ nay thuộc huyện Chữ Kỵ, Chiết Giang, trước thọ giới với Ngũ Trệ Linh Mặc, sau đi khắp nơi tham học, từng tham yết cc thiền sư như:  Phổ Nguyện, Linh Hựu và Đàm Thạnh. Pháp tự của Lương Giới có Vân Cư Đạo Ưng và Tào Sơn Bổn Tịch chừng 26 người.

          Tông Tào Động này đến đời Thiền sư Bổn Tịch thì phát triển mạnh. Bổn Tịch người Bồ Điền Tuyền Châu, năm 19 tuổi xuất gia, ngài đến tận Cao An bái Lương Giới làm thầy học Phật. Pháp hệ Tào Sơn truyền đến đời thứ tư thì hết, nhưng nhờ pháp mạch của pháp tự của Động Sơn là Vân Cư Đạo Ưng mà được lu di.

          Đạo Ưng (865 – 902) người Ngọc Điền U Châu. Sau khi xuất gia, có thời gian dài chỉ chuyển nghin cứu luật chứ không nghiên cứu Phật học, sau theo Lư?ng Giới học pháp ma thâm nhập  huyền chỉ.

          Vân Cư Đạo Ưng lại truyền pháp cho Đồng An Đạo Phi, Đồng An Quan Chí, Lương Sơn Duyên Quan và Thái Dương Cảnh Huyền.

          Trong năm tông nhà Thiền thì tơng Qui Ngưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn từ đời Tống về sau đều thất truyền, chỉ có hai tông Lâm Tế và Tào Động là còn tồn tại, nhưng pháp mạch của Tào Động không rộng bằng Lâm Tế, cho nên mới có câu : “Lâm Tế trùm khắp thiên hạ, Tào Động chỉ có một góc”.

          Đến đời Thanh  tông Tào Động chỉ còn hai hệ phái là: Thọ Xương và Vân Môn, nhưng sau Tuệ Kinh thì hệ phái Nguyên Lai đã không còn dấu vết khảo cứu, còn hệ phái Nguyên Hiền thì sau cuộc vận động của Thái Bình Thiên Quốc cũng không còn chấn hưng nữa, chỉ có hậu duệ của Viên Trừng nơi các chùa ở vng Giang Nam tránh được binh hỏa, cho nên tồn tại được lu di.

          Động Sơn Lương Giới khi hành cước qua khe suối thấy trời in bóng dưới đáy nước mà khai ngộ. Vì thế kiểu chung bảng tông Tào Động là hình đứng (chữ nhật  đứng). Câu chữ là “Lập địa đăng thiên”, người xưa sửa lại là “Đảnh thiên lập địa”.

           4. Tông Vân Môn:

          Người khai sáng Tông này là Thiền sư Văn Yển hoằng dương Tông phong riêng một phái tại Quang Thái Thiền viện ở núi Vân Môn Thiều Châu nay thuộc phía Bắc huyện Nhũ Nguyên, tỉnh Quảng Đông, do đó mà đời sau mới gọi Tông này là Vân Môn Tông.

          Văn Yển (864 – 949) quê ở  Gia Hưng Tô Châu. Sau khi xuất gia, sư tham phỏng khắp các Thiền sư như Động Nhã, Sơ Sơn, Tào Sơn, Thiên Đồng, Qui Tông, Càn Phong, Quán Khê, cuối cùng đến Tào Khê lễ bái tháp Lục Tổ, tiếp là đến chỗ Linh Thọ Như Mẫn ở Phúc Châu, được Như Mẫn khí trọng. Sau sư kế thừa pháp tịch của Như Mẫn. Đến đời Trùng Hiển (980 – 1052) người Toại Châu, thì Tông phong Vân Môn đại chấn, xưng hiệu là Trung Hưng.

          Tông Vân Môn phát hưng ở thời Ngũ Đại, đến đời Tống thì vô cùng long thạnh, và dần dần suy vi Nam Tống. Thời Tống mạt tuy có Viên Thông, Thiện Vương, Sơn Tế hoằng dương, pháp tịch xướng thạnh lại, nhưng đến đầu nhà Nguyên thì pháp hệ tiệt diệt, không còn cách nào khảo hạch được. Tông Vân Môn này, pháp mạch chỉ truyền được 200 năm.

          Vân Môn Yển vẽ hình cái bánh ở vách, người đời nói rằng: “Bánh Vân Môn, trà Triệu Châu”, Vì thế kiểu chung bảng của Vân Môn là hình tròn. Câu chữ là “Viên mãn báo thân”.

          5. Tông Pháp Nhãn :

          Người khai sáng ra Tông này là Thiền sư Văn Ích, sau được Chúa Nam Đ?ờng ban cho thụy hiệu là “Đại Pháp Nhãn Thiền Sư”, nên hậu thế gọi Tông này là Pháp Nhãn Tông.

          Thiền Sư Văn Ích (885 – 958) quê ở Dư Hàng, xuất gia năm 7 tuổi, sau đến chùa Dục Vương ở Ninh Châu theo Thiền sư Hy Giác học luật và tham cứu Phật điển, lại đi nhiều nơi tham học, nổi tiếng khắp nơi. Sau Thỉ Tổ của Nam Đường là Lý Thăng Kiến Quốc, thỉnh sư đến Kim Lăng, trụ tại Thiền viện Báo Ân, ban hiệu Tịnh Tuệ Thiền Sư. Sư có 63 pháp tự, trong đó Thiên Thai Đức Thiều đứng đầu.

          Pháp Nhãn Tông là một trong ngũ gia tông phi của Thiền tông Trung Hoa được khai sáng sau cng. Văn Ích, Đức Thiều và Diên Thọ, thay nhau truyền thọ và cực kỳ long thạnh vào thời đầu nhà Tống, về sau dần dần suy vi.

          Pháp Nhãn Văn Ích lãnh hội được câu nói của Vân Môn “Một gậy đánh chết rồi đem cho chó ăn, nhưng quí là làm sao cho thiên hạ thái bình”, Vì thế kiểu chung bảng của Pháp Nhãn là hình bát quái. Câu chữ là “Thiên hạ thái bình”.

 

———————————————————–

Chuông trong phật giáo
452972
Total Visit : 351284