Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Xuất xứ

Xuất xứ Sách:

 

XUẤT XỨ

          Dù ở thôn quê hẻo lánh hay nơi đô thành náo nhiệt, chắc có lẽ ai ai khi nghe boong… boong… boong… êm đềm ngân nga vào hai buổi sớm chiều thì đều nhận ra ngay đó là tiếng Chuông chùa”. Chuông chùa thật êm ả gần gũi với con người.

          Chuông âm Hán Việt là chung (钟,là một loại pháp khí để báo giờ trong các tự viện, tiếng Phạn “Ghanta” dịch ý là Chuông, dịch âm là  kiền chuỳ (椎, 槌).

          Theo kinh Tăng Nhất A Hàm quyển 24 chép: “Vào Rằm tháng 7, ngày chư tăng thêm một tuổi hạ. Phật bảo A Nan mau mau đánh kiền chùy để triệu tập đại chúng”.

          Chuông được sử dụng rất rộng rãi trong sinh hoạt Tăng đoàn Phật giáo. Trong tòng lâm bất luận khi làm Phật sự gì hoặc sinh hoạt thường ngày cũng đều không thể thiếu tiếng chuông.

          Truyện Thông Tải chép: “Phật Câu Lưu Tôn, nơi kinh viện chùa Kiền Trúc, làm cái chuông bằng đá xanh, khi mặt trời mọc đánh lên thì có các vị hóa Phật, cùng mặt trời hiện ra, diễn rõ 12 bộ kinh, người nghe pháp chứng được thánh quả không thể xiết kể?.

          Sách Ngũ Kinh Thông Nghĩa nói: “Chuông là tiếng mùa thu; Vạn vật đến mùa thu thì thành, đến mùa Đông thì ẩn, nên đúc vàng làm chuông, tiếp nối nhau không dứt”.

          Sách Châu Lễ Khảo Ký chép: “Họ Phù làm chuông”. Sách Tây Kinh Ký chép: “Lấy cá kình khua chuông Hoa”.

          Bộ Thích Danh chép: “Chuông là không – trống rỗng – vậy vì ở trong trống rỗng cho nên chứa  được nhiều khí, tiếng  mới kêu to.

          Kinh sơn Hải chép: “Kỳ Bá là cháu của Viêm Đế nhân vì có trống mà cho đúc chuông”.

          Tại Trung Hoa các triều đại vua chúa cho đúc chuông để làm loại nhạc khí trong các buổi lễ tế tự, yến  hương, nhưng sau khi Phật giáo truyền vào Trung Hoa thì chuông trở thành pháp khí đặc thù trong tự viện, loại pháp khí nầy phần nhiều được làm bằng đồng xanh. Có hình tròn thon dài, miệng chuông hướng xuống, phía gần miệng chuông thường thì có hoa văn tạo những làn sóng nhỏ, tục gọi đó là “Thuỷ ba”, xung quanh có 4 gù (mặt đóng) chính là điểm để đóng cho tiếng chuông phát ra. Ở Việt Nam ta xem đó là tượng trưng cho 4 mùa xuân hạ thu đông, mỗi mùa đóng vào một gù khác nhau nói lên sự vận hành thay đỗi liên tục của thời gian và âm vang cũng có phần gia giảm không đồng, thành chuông có thể trang trí  những phạn tự hoa văn hay có những quả chuông được khắc vào bài minh, thậm chí khắc cả Bộ kinh – như quả chuông ở chùa Đại Chung Bắc Kinh khắc trọn Bộ kinh Hoa Nghiêm vào, hoặc những lời cầu nguyện chúc phước lành, tên tự viện, tên người thí chủ… không ngoài mục đch sao cho cõi âm mau siêu thoát chốn dương gian được thấm nhuần lợi lạc: Phong điều vũ thuận, quốc thới dân an, Phật nhật tăng huy, pháp luân thường chuyển…Và tất cả những quả chuông đều được treo trên giá, dùng chày gỗ để đánh. Thế nên người xưa có câu: “Hồng chung tại giá hữu khấu tắc minh” (Hồng chung ở trên giá có đánh mới kêu).

          Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu xác định chuông có từ thời nào. Nhưng theo sử liệu ghi lại thì chuông ở Trung Hoa đã được sử dụng vào  thời nhà Chu (557 trước TL – 89 TL). Tuy nhiên chúng ta cũng có thể căn cứ vào một vài tài liệu mà có thể xác định được nguồn gốc của chuông.

          – Theo quyển Quảng Hoằng Minh Tập (Số 2130) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh chép: Vào Thời lục triều  (420 -479) đã có nhiều lầu chuông.

          Lý Tuần nói: “Thời Đông Tấn tại Huyện Kê Diệm phát hiện  trong một cái giếng của gia đình nọ tìm thấy quả chuông dài 3 tấc đường kính  rộng  4 tấc trên thành chuông có khắc bài Minh”.

          Theo sách Nam sử Tề chép: “Thời Võ đế do nội cung thâm sâu không nghe được tiếng trống ngoài đoan môn, nên cho đúc chuông treo ở lầu Cảnh Dương tiếp ứng với tiếng trống khiến cho cung nhơn mỹ nữ nghe được thức dậy trang điểm”.

          Ấn Độ đã biết sử dụng chuông trên 2000 năm trưóc, chắc có lẽ chuông đã được sử dụng rộng rãi trong cung đình, và đặc biệt là chùa chiền. Các hình nghệ thuật điêu khắc chùm chuông, xuất hiện vào thời kỳ đầu của Phật Giáo, chúng ta có thể tìm thấy trong các trụ đá của vua A Dục (Asoka) và những ngôi tháp tôn trí Xá lợi của Phật. Các nước lân cận đã chịu ảnh hưởng nền văn hóa của Ấn Độ như: Tích lan, Miến Điện cũng sử dụng chuông và ngay cả trống nữa, nhằm để thể hiện lòng thành của tín đồ trong lúc hành lễ cầu nguyện.

          Quyển Saddharmàlankàra, một tác phẩm văn học tôn giáo thời trung đại của người Tích Lan ghi rằng: Chuông sử dụng đầu tiên ở Tích Lan vào những dịp đặc biệt như triệu tập Tăng chúng. Sau nầy dần dần trở thành một phần nghi lễ cúng dường âm nhạc dâng lên Đức Phật.

          Quyển Hề Nang Quất Dữu chép: “Chuông có tên gọi là Trường Khiếu, Sán Cốc”.

          Thiên Nhĩ Nhã chép: “Đại chung gọi là Tú trung chung, còn gọi là Phiểu, Tiểu chung gọi là Sạn”. Bộ Na sớ chép: “Tôn Viêm nói: tiếng của Tú thâm trầm ngân dài. Tiếng của Phiểu nhẹ nhàng ngắn ngủi”.

          Bộ Quần Thư Khảo Sách chép: “Trong nhạc khí đồ có loại Đặc thuỳ chung  hình dáng giống như cái linh lớn”.

          – Năm Thiên Hoà Thứ 5 (556) thời Bắc Chu, bài Nhị Giáo Chung Minh đã được khắc trên ba quả chuông được xem là những quả chuông lớn nhất thời bấy giờ. Hai trong ba cái nầy được đúc vào năm 570 và 665 TL.

          – Sách Tục Cao Tăng Truyện chép: “Năm thứ 5 đời Tùy Đại Nghiệp (609) ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Kể từ đó, Bắc Châu không ngừng đúc chuông để an trí trong các tự viện” Việt Nam ta thời nhà Lý có  câu chuyện kể về thiền sư Minh Không sang vua nhà Tống xin đồng đúc tứ khí cho Đại Việt trong đó có chuông Qui Điền và ngày nay những phường đúc vẫn còn thờ Ngài Minh Không xem là vị tổ của nghề đúc./.

——————————————-

 

 

Chuông trong phật giáo
452967
Total Visit : 351279