Thứ 2, ngày 29 tháng 5 năm 2023
"Hương các loài hoa thơm, Không bay ngược chiều gió. Nhưng hương người đức hạnh, Ngược gió khắp tung bay"

Ý nghĩa chữ “Bí sô, Tăng” trong Phật giáo.

bi so, tangThích Thiện Phước

1/ Ý nghĩa chữ Bí sô:

- Bí Sô: Là tiếng Phạn ()bhikṣu)vốn là tên của một loại cỏ ở Tây Thiên, có đủ 5 đức, cho nên đem nó ví dụ cho người xuất gia.

Cổ Sư nói: “Sở dĩ không dịch hai chữ Bí Sô, bởi vì bao gồm 5 nghĩa:

1/ Thể tánh nó mềm mại: Dụ cho người xuất gia hay nhiếp phục được sự những thô bạo về thân miệng.

2/ Mọc rộng dài khắp nơi: Dụ cho người xuất gia truyền pháp độ người, khiến cho kéo dài không hết.

3/ Hương thơm bay xa: Dụ cho hương thơm giới đức của người xuất gia, ở đâu người ta cũng đều ngửi được.

4/ Hay trị được đau nhức: Dụ cho người xuất gia hay đoạn trừ được phiền não độc hại.

5/ Không trái với ánh sáng mặt trời: Dụ cho người xuất gia thường hướng về mặt trời Phật pháp”.

8c

Căn Bổn Luật Bách Nhất Yết Ma chép: “Có Bí Sô năm 80 tuổi, đủ 60 tuổi hạ. Nếu đối với kinh Biệt Giải Thoát mà chưa từng đọc tụng, lại không rõ ý nghĩa, trường hợp nầy gọi là lão Tiểu Bí Sô (Kinh Biệt Giải Thoát tức là Giới Bổn vậy)”.

2/ Ý nghĩa chữ Tăng:

Tăng: Tiếng Phạn nói đủ là Tăng già, đời Đường gọi là Chúng, nay nói gọn là Tăng.

Kinh Trung A Hàm chép: “Sao gọi là Chúng.? Đáp: Có bao nhiêu tên họ chủng tộc khác nhau, cạo bỏ râu tóc, mặc áo Ca Sa, dốc lòng tin bỏ nhà, theo Phật học đạo, đó gọi là Chúng”.

Luật Thiện Kiến chép: “Đồng giới, đồng kiến, đồng trí, đồng chúng đó là Tăng”.

02

Nam Sơn Sao chép: “Bốn người trở lên mà thường ở trong Thánh Pháp, thấu rõ được việc trước đó gọi là Tăng, Tăng lấy hòa hợp làm nghĩa. Nói hòa hợp thì có hai loại:

1/ Lý hòa: Nghĩa là cùng chứng được tịch diệt.

2/ Sự hòa: Ở đây có 6 nghĩa:

+ Giới hòa cùng tu.

+ Kiến hòa cùng giải.

+ Thân hòa cùng ở.

+ Lợi hòa cùng hưởng.

+ Khẩu hòa không tranh.

+ Ý hòa cùng vui”.

Bộ Tăng Sử Lược chép: “Phàm 4 người trở lên thì gọi là Tăng, nhưng ngày nay một người cũng gọi là Tăng, bởi vì đây là tên gọi chung của một chúng vậy, cũng như pháp chế quân đội, số mục cao nhất 2500 người gọi là quân, mà một người cũng gọi là quân”.

◊-◊—————————————————————◊-◊

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
271641
Total Visit : 169953