Thứ 3, ngày 03 tháng 12 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Ý nghĩa chữ “Thường trụ”.

Chu thuong truThích Thiện Phước

Thường trụ: Bộ Hành Sự Sao chép: “Tăng vật có bốn loại:

1/ Trường trụ thường trụ: Nghĩa là chúng Tăng nhà cửa, vật dụng, cây cối, ruộng vườn, súc vật, người phục vụ, gạo thóc,… do cái thể vốn ở ngay trú xứ, không cho mang đi sang trú xứ khác. Chỉ được thọ dụng không cho chia bán, cho nên nói hai lần chữ Thường trụ.

2/ Thập phương thường trụ: Nghĩa là những đồ ẩm thực trong một ngôi chùa, nấu chín cúng Tăng… do vì cái thể vốn thông khắp mười phương, nhưng chỉ hạn cuộc ở trú xứ.

Luật Thiện Kiến chép: “Không đánh chuông mà ăn thì phạm tội trộm. Nay các chùa khi thọ thực, thức ăn nấu chín phải đánh chuông trống, bởi vì để triệu thỉnh mười phương Tăng. Do vì vật nầy mười phương Tăng đều có phần”.

3/ Hiện tiền thường trụ: Lại có hai loại:

- Vật hiện tiền.

- Người hiện tiền, tức những vật nầy chỉ cúng cho Tăng hiện tiền ở trú xứ.

c2

 

 

4/ Hiện tiền hiện tiền: Nghĩa là những vật của vị Tăng vừa qua đời đem chia, thể vốn thông khắp mười phương, nhưng lại  hạn cuộc đối với chư Tăng có mặt hiện tiền ngay chỗ đó thì được dự phần.

Đại Tỳ Bà Sa Luận hỏi: “Trộm vật của Tăng qua đời, thì ở trú xứ đó mắc tội căn bản nghiệp đạo với ai?

Đáp: Nếu đã làm pháp Yết Ma, mắc tội ở chỗ chúng Yết Ma, nếu chưa làm pháp Yết Ma thì mắc tội đối với tất cả những chúng khéo nói pháp.

Nay phân biệt rõ việc của Tăng qua đời, Tăng ở mười phương đến ở trong số đã tham dự Yết Ma thì được phần chia vật, còn sau khi Yết Ma rồi mới đến thì không được phần”.

◊-◊————————————————————————-◊-◊

 

Những Bài Viết Liên Quan
490782
Total Visit : 389094