Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Không nên tự ty.

Khong nenThích Thiện Phước

Có nhiều người nói rằng chân lý của đạo Phật cao siêu quá, gồm 12 bộ kinh, ba tạng giáo điển. Riêng tôi phận nghèo hèn, dốt nát, nhớ trước quên sau thì tu học làm thế nào thành tựu được. Đạo Phật là đạo từ bi, bình đẳng, không phân biệt cho dù là kẻ giàu sang, người cùng, kẻ trí, người ngu thì có thể tu học tu học được. Bởi lẽ Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật”. “Kia là trượng phu thì ta cũng là trượng phu, không nên khinh mình mà lui sụt”. Người trí tu học Phật pháp được thì ta tuy chậm lụt cũng tu học được. Người khác giàu sang đi chùa được thì ta tuy nghèo nhưng cũng đi chùa được không có gì phải tự ty, đến cửa Phật là từ bi bình đẳng không có chia rẽ, phân biệt, kỳ thị bởi sang hèn. 

Kitagaki là một thống đốc bang Kyoto đến viếng chùa Tofuku để thăm Keichu – tức vị Sư Trụ trì chùa. Vị đệ tử chạy vào báo Keichu là có Thống đốc Kyoto muốn đến diện kiến Thầy.

Sư Trụ trì đáp:

- Ta không biết thống đốc nào cả!

Vị đệ tử bèn trở ra trả lời rằng:

- Thầy tôi yêu cầu ông lui gót vì không hề quen một thống đốc nào cả!

Kitagaki liền nói:

- Nếu vậy, hãy vào báo với Sư Trụ trì rằng: “Có Kitagaki muốn được gặp”.

Vị đệ tử nói:

- Được để tôi thưa lần nữa xem thế nào!

Sư Trụ trì bèn ra cửa tiếp:

- Ô, Kitagaki đấy à. Mời vào nhà!

Nen chap tay

Qua câu chuyện nầy cho ta thấy: Hễ chấp nhận đi đến chùa thì phải gạt bỏ những danh vọng địa vị. Bởi vì nó chính là mầm mống để tăng trưởng cái bản ngã của con người. Chính cái ngã ấy sẽ làm cho ta lạc lối, giống như kẻ lạc đường không thể nào về đến ngôi nhà (giác ngộ) được.

Một hôm có vài vị cư sĩ đến thăm Thiền sư Zhau Zhou (Triệu Châu). Khi họ vừa vào đến cửa chùa thì thiền sư Zhau Zhou hỏi:

Người thứ nhất:

- Đạo hữu đã đến đây lần nào chưa?

- Dạ đã.

- Hãy vào trong dùng trà.

- Dạ rồi.

Sư Zhau Zhou hỏi người thứ hai:

- Đạo hữu đã đến đây lần nào chưa?

- Dạ đây là lần đầu.

- Hãy vào trong dùng trà.

- Vâng ạ.

 Vị khác bèn thắc mắc:

- Người đã từng đến đây thì được mời dùng trà, người mới đến lần đầu cũng được mời dùng trà. Điều này có ý nghĩa gì chứ?

Sư Zhau Zhou bảo:

- Này đạo hữu kia chớ nói lôi thôi nữa, hãy vào trong dùng trà đi.

Cho dù là người đã từng đến chùa hay kẻ mới đến lần đầu thì Thiền sư Zhau Zhou đều mời họ vào dùng trà tiếp đãi như nhau. Việc này tuy bình thường nhưng nói lên cái cốt tủy của thiền. Đạo Phật không phân biệt kẻ thân người sơ, hễ đến cửa Phật rồi thì ai ai cũng bình đẳng như nhau.

Thực tại có những người tuy nghèo nhưng họ âm thầm thường xuyên đến chùa tu học. Dường như họ đã và đang cảm nhận được đời người cuối cùng chỉ là đau khổ, không bền bỉ. Chỉ có ngôi Tam bảo là nơi về nương vững chắc, là nơi có một tình thương chân thật, vĩnh cửu, bất diệt cho đến vô số kiếp về sau.

Phật nói: “Tánh người có chia ra lợi căn và độn căn”. Lợi căn chính là người thông minh, còn độn căn là người có tính chậm lụt. Chính vì vậy mà Ngài tùy căn cơ thuyết pháp khiến cho họ đều được giác ngộ.

Thuở xưa đức Phật có một người đệ tử tên là Châu Lợi Bàn Đà Già tánh tình ngu đần, tất cả các kinh điển đều không thông hiểu. Ngài mới dạy cho ông hai chữ “chổi quét” nhưng khổ nỗi nhớ được chữ “chổi” thì quên đi chữ “quét”, nhớ chữ “quét” thì quên chữ “chổi”. Thế mà sau này ông chứng quả A La Hán.

Xét ra thì người có tánh chậm lụt hợp với Pháp môn Tịnh độ vì người tu Tịnh độ chỉ cần niệm một câu “A Di Đà Phật“, niệm đến khi nào nhất tâm bất loạn thì liền được vãng sanh, thế thì nào cần phải làu thông các kinh điển khác ư?

◊-◊——————————————————————————–◊-◊

Những Bài Viết Liên Quan
452975
Total Visit : 351287