Thứ 6, ngày 29 tháng 3 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Bảy pháp dứt trừ sự tranh cãi

Bảy pháp dứt trừ sự tranh cãi Sách:

Chư Đại Đức, bảy pháp diệt tránh này mỗi

nửa tháng nói, trong giới kinh chép ra.

Nếu Tỳ kheo có sự tranh cãi khởi lên liền phải trừ diệt.

Phật dạy tranh cãi có bốn loại:

1/   Ngôn (ngữ) tranh cãi.

2/   Tìm lỗi tranh cãi.

3/   Phạm tội tranh cãi.

4/   Tăng sự tranh cãi.

1.   Ngôn tranh cãi: Là đem pháp hiện tiền Tỳ Ni, nhiều người tìm tội. Đây là hai loại diệt để dứt trừ sự tranh cãi.

2.   Tìm lỗi tranh cãi: Đem việc hiện tiền, nhớ nghĩ, không si mê, tội xứ sở. Đây là bốn pháp diệt để dứt trừ sự tranh cãi.

3.   Phạm tranh cãi: Đem việc hiền tiền, tự nói để trị, như lấy cỏ che đất. Đây là ba pháp diệt để dứt trừ sự tranh cãi.

4.   Tăng sự tranh cãi: Đem tất cả pháp diệt (trên) để dứt trừ sự tranh cãi.

Ba loại tranh cãi trước đều phân ra làm ba phẩm thượng, trung, hạ. Tổng cộng có chín loại. Còn loại “Tăng tranh cãi” (loại thứ tư) căn cứ vào ba loại tranh cãi trên, theo đó mà phân ra chín phẩm. Nên tùy trong ba loại, năm loại hiện tiền mà diệt phẩm thượng, trung, hạ, tùy theo căn bệnh mà cho thuốc, nên xem xét rõ.

1. ĐÁNG CHO LÀM PHÁP HIỆN TIỀN TỲ NI,
NÊN CHO LÀM PHÁP HIỆN TIỀN TỲ NI.

Phật ở nước Xá Vệ, bấy giờ Ca Lưu Đà Di và lục quần Tỳ kheo đang tắm sông. Ca Lưu Đà Di mặc nhầm y của lục quần đi, phái lục quần Tỳ kheo sau bảo rằng: “Chính Ca Lưu Đà Di lấy trộm”. Khi không có mặt Ca Lưu Đà Di, họ làm pháp Yết ma diệt tẩn. Ca Lưu Đà Di đem nhân duyên này bạch Phật, Ngài liền quở trách xong, nhân thế mới chế ra pháp này.

– Có ba loại hiền tiền: 1/ Pháp, 2/ Tỳ ni, 3/ Nhơn.

– Có năm loại hiện tiền:1/ Pháp, 2/ Tỳ ni, 3/ Nhơn, 4/ Tăng, 5/ Giới.

* Sao gọi là Pháp hiện tiền? Tức đưa ra pháp để hai bên chấm dứt sự tranh cãi.

* Sao gọi là Tỳ Ni hiện tiền? Tức đưa ra Tỳ Ni để chấm dứt sự tranh cãi vậy.

* Sao gọi là Nhơn hiện tiền? Tức nói bàn qua lại.

* Sao gọi là Tăng hiện tiền? Tức đáng đến thì phải đến, người gởi dục thì cho gởi dục, người được ngăn nhưng không ngăn.

* Sao gọi là Giới hiện tiền? Tức xướng yết ma kết làm giới hạn vậy.

Pháp hiện tiền này thông suốt tất cả các pháp yết ma. Nếu trường hợp tâm niệm hay đối thú với người khác thì được sử dụng ba loại hiện tiền trước (Pháp, Tỳ ni, Nhơn). Theo phép của Tăng nếu bốn người, năm người trở lên hoặc tác pháp yết ma, nhất định phải theo năm pháp hiện tiền (pháp, Tỳ ni, nhơn, tăng, giới) để thực hiện pháp yết ma. Cần phải ở trong giới tác pháp. Chỉ trừ khi kết giới và trong giới tự nhiên.

2. ĐÁNG CHO LÀM PHÁP TỲ NI NHỚ NGHĨ,
NÊN CHO LÀM PHÁP TỲ NI NHỚ NGHĨ.

Phật ở thành Vương Xá, bấy giờ Đạp Bà Ma La Tử vì Tăng làm tri tri sự. Trong lục quần Tỳ kheo được phòng xấu, ngọa cụ xấu, mời thức ăn dở bèn nổi cáu chê bai rằng: “Tăng có ái, giận, sợ, si”, liền đem việc dâm ra để vu báng, trình bày trong chúng. Phật hỏi chuyện hư thật, Đạp Bà Ma La Tử bạch: “Con từ khi sanh ra cho đến trong mộng còn không có nghĩ đến việc dâm, huống hồ là lúc thức”. Tỳ kheo đem việc hỏi nạn, lục quần bèn nói: “Đạp Bà thanh tịnh thật không có việc như thế”. Phật dạy: “Đạp Bà là bậc vô trước, không cố phạm giới, nên bạch pháp tứ yết ma trao cho pháp nhớ nghĩ”.

3. ĐÁNG CHO LÀM PHÁP BẤT SI TỲ NI,
NÊN CHO LÀM PHÁP BẤT SI TỲ NI.

Phật ở thành Vương Xá, bấy giờ Tỳ kheo Nan Đề mắc bệnh điên cuồng, qua lại ra vào không thuận với oai nghi, phạm nhiều tội lỗi. Tỳ kheo hỏi nạn, Nan Đề liền nói: “Lúc tôi cuồng si tôi tạo nhiều tội lỗi, nhưng bệnh hết thì không còn tạo nữa”. Tỳ kheo đem chuyện này bạch Phật, Phật dạy có ba loại cuồng si:

1/   Thường nhớ: Lúc nói giới thường đến.

2/   Không nhớ: Lúc nói giới không đến.

3/   Hoặc nhớ: Hoặc đến, hoặc không đến.

Hạng người này nên bạch tứ yết ma trao cho pháp bất si, để chứng biết lúc có bệnh thì tạo tội, sau khi hết rồi không tạo nữa. Đáng được kể vào túc số Tăng thanh tịnh, nên Phật chế ra giới này.

4. ĐÁNG CHO LÀM PHÁP TỰ NÓI TỘI THÌ NÊN CHO

LÀM PHÁP TỰ NÓI TỘI ĐỂ TRỊ.

Phật ở nước Chiêm Ba, bấy giờ vào ngày rằm chúng Tăng thuyết giới. Phật ngồi ở trong chúng im lặng mãi không nói giới. Đầu hôm đã qua, A Nan thỉnh Phật thuyết giới. Phật bảo, ngươi muốn Như Lai ở trong chúng bất tịnh thuyết giới, thật không có lý này. Giữa hôm, cuối hôm, khi thỉnh Phật cũng đáp như thế. Bấy giờ Đại Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn quan xét thấy có Tỳ kheo phạm giới ngồi cách Phật không xa, ngoài hiện ra tướng thanh tịnh nhưng trong lòng thì thối nát. Mục Liên liền nắm tay ông ta lôi ra và đến bạch Phật: “Trong chúng đã được thanh tịnh”, nên được Phật nói giới.

Phật dạy Muc Liên: “Từ nay trở về sau, ông không nên làm như vậy nữa, hãy bảo Tỳ kheo kia tự thú tội, để trị”. Nhân thế Phật chế ra pháp này.

5. ĐÁNG CHO LÀM PHÁP NHIỀU NGƯỜI NÓI TỘI THÌ

NÊN CHO LÀM PHÁP NHIỀU NGƯỜI NÓI TỘI.

Phật ở nước Xá Vệ, bấy giờ các Tỳ kheo trong tranh cãi mãi về 18 việc ([1]). Các vị ấy bèn cùng nhau đến trong Tăng, nhưng giải quyết cũng không xong. Tỳ kheo đem chuyện này bạch Phật, Phật dạy nên làm phép nhiều người tìm tướng tội. Phi pháp nói đồng một chỗ, nên sai Tỳ kheo hành pháp bắt thăm. Hành pháp này có ba loại:

1/   Công khai;

2/   Bỏ phiếu kín;

3/   Kê tai nói riêng.

Nếu Thượng tòa, đứng đầu trong hàng người trí, Hòa thượng, A Xà Lê đứng về phía như pháp thì nên công khai bắt thăm. Nếu đứng về phía phi pháp thì hành hai pháp sau. Giả như người nói phi pháp quá nhiều, thì Tỳ kheo ấy nên quấy cho rối lên rồi bỏ đi. Ở đây, trong bổn Luật gọi là tìm tội tướng, ý cũng giống nhau mà thôi.

6. ĐÁNG CHO LÀM PHÁP TÌM TƯỚNG TỘI,
NÊN CHO L
M PHÁP TÌM TƯỚNG TỘI.

Phật ở vùng chủng tộc họ Thích, bấy giờ Thích tử Tượng Lực rất giỏi bàn luận, nhưng bị ngoại đạo hỏi bí thì lời nói của ông trước sau đều mâu thuẫn nhau, trong Tăng cũng vậy. Tỳ kheo đem chuyện này bạch Phật, Phật dạy Tăng nên bạch tứ yết ma để trao cho Tỳ kheo ấy, theo tội đã phạm mà trị, không được làm 35 việc. Nếu Tỳ kheo đó phục tùng chấp nhận tội đã phạm thì bạch tứ yết ma như pháp giải trừ vì nhân duyên đó nên lập ra pháp này, có bản gọi là mích tội tướng, ý cũng đồng như trên, nhưng theo thứ tự thì đó là thuốc tốt nhất để diệt trừ tội mích tránh.

7. ĐÁNG CHO LÀM PHÁP NHƯ CỎ CHE ĐẤT,
NÊN CHO LÀM PHÁP NHƯ CỎ CHE ĐẤT.

Phật ở nước Xá Vệ, Tỳ kheo tranh cãi nhau quanh năm thật khó diệt trừ, Tỳ kheo đem chuyện này bạch Phật, Phật cho hai chúng cùng dứt trừ tranh cãi lẫn nhau. Thượng tòa ở trong một chúng nên bạch rằng: “Chúng tôi ra vào qua lại phạm nhiều tội lỗi, ngoài việc ngăn không đến nhà cư sĩ ra, còn các tội khác cùng với trưởng lão làm pháp diệt trừ như cỏ che đất”. Vị thượng tòa trong chúng kia, cũng tác bạch như thế rồi, hai bên cùng hòa hợp, do đó tội lỗi tranh cãi đều diệt trừ. Không đem những chuyện cũ ra nói lại nữa, giống như cỏ che đất.

Chư Đại Đức tôi đã nói bảy pháp dứt trừ sự tranh cãi. Bây giờ xin hỏi chư Đại Đức trong đây có thanh tịnh không? (nói 3 lần). Chư Đại Đức trong đây thanh tịnh vì im lặng, việc nầy xin ghi nhận như vậy.

————————————————————————–

([1]) Mười tám việc: 1/ Pháp; 2/ Phi pháp; 3/ Luật; 4/ Phi luật; 5/ Phạm; 6/ Không phạm ; 7/ Khinh; 8/ Trọng; 9/ Hữu tàng;10/ Vô tàng;11/ Thô ác; 12/ Phi thô ác; 13/Thường sở hành;14/ Phi thường sở hành;15/ Chế; 16/ Phi chế; 17/ thuyết; 18/ Phi thuyết.

 

 

10.Bộ hàm chú về Giới Bổn Luật tứ phần
381539
Total Visit : 279851