Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Nguồn gốc Bảo Cái trong Phật giáo.

Bao caiThích Thiện Phước

 

Cái: Là một loại dùng để che mưa, che nắng, cũng gọi là tán cái, lạp cái (nón che). Ấn Độ là xứ nhiệt đới, trời nắng gay gắt, vô cùng nóng bức, những người ở đó, thời gian đi ra ngoài tương đối nhiều, cho nên cần phải dùng “tán cái” để che ánh nắng mặt trời, nhằm giảm bớt nhiệt lượng.

Hinh Cai

Quyển 52, Luật Tứ Phần chép: “Tỳ kheo Bạt Nan Đà, tiếp nhận lời dạy của Phật bèn cầm tán cái lớn”.

Quyển 6, Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự chép: “Cái có hai loại là làm bằng tre và lá cây, cán của nó dài chừng hai khủy tay”.

Quyển 32, Luật Ma Ha Tăng Kỳ chép: “Cái có ba loại: Vỏ cây, lá cây, tre”.

Hình dạng có hai loại, một loại là có cán tra ở ngay chính giữa bên trong để cầm. Ngoài ra, còn một loại thì ở chính giữa đỉnh có buộc sợi dây để treo lên, loại này thì gọi là Bảo cái, Viên cái, Hoa cái, Thiên cái. Thời gần đây, loại Bảo cái dùng để treo nầy, đã trở thành vật trang sức cúng dường trên Phật điện. Nhưng Bảo cái che trên Phật điện là dùng lụa, vải may thành, xung quanh đỉnh có khi thêu rồng, phụng, hoa, và giáp vòng mép viền cũng may thêm những tua thòng xuống, có hình dáng như những mũi gươm, cho nên có khi người ta gọi nó là “kiếm cái”.

 

◊◊——————————————————————————◊◊

 

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
452986
Total Visit : 351298