Chủ nhật, ngày 24 tháng 9 năm 2023
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

Ý nghĩa 2 chữ “Tòng Lâm”.

Tong lamThích Thiện Phước

 

 

Tòng Lâm: “Đại Trí Độ Luận” chép: “Tăng già Tiếng Hán gọi là nhiều người, tức nhiều Tỳ kheo hòa hợp ở trong một trú xứ, do đó gọi là Tăng già. Ví như nơi có nhiều cây to rậm rạp um trùm gọi là rừng. Nếu chỉ có 1 hoặc 2 cây thì không gọi là rừng được. Nếu như không có từng cây cũng không gọi là rừng được. Như thế thì chỉ có 1 hoặc 2 Tỳ theo thì không gọi là Tăng, mà bỏ đi từng Tỳ kheo một thì càng không thể gọi là Tăng. Nhiều vị Tỳ kheo sống chung hòa hợp mới gọi là Tăng”.

“Tổ Đình Sự Uyển” chép: “Tiếng Phạn Bần Bà Na, nơi đây (Trung Hoa) dịch là Tòng Lâm”.

“Đại Trí Độ Luận” chép: (Như trên đã dẫn).

IMG_1275

Lại nữa, “Đại Trang Nghiêm Luận” chép: “Như thế thì chúng Tăng chính là khu rừng của trí tuệ thù thắng. Tất cả các hạnh lành đều nhóm hợp ở trong đó”.

Lại nữa, “Quyển 25, Kinh Tạp A Hàm” chép: “Phật bảo A Nan ông có thấy khu rừng màu xanh đằng xa kia không? (A Nan chỉ hồi đáp) Bạch Thế Tôn con có thấy, nơi ấy gọi là núi Ưu Lưu Man Trà”. Sau khi Như Lai diệt độ 100 năm, có con của một người thương buôn tên là Ưu Ba Quật Đa đến ở đó làm Phật sự, thuộc bậc nhất trong hàng Giáo Thọ Sư”.

Đó chính là Tổ thứ tư Ưu Ba Cúc Đa (Upagupta), tiếng Phạn gọi là Sở Hạ Nhĩ, do vì Tổ sư ở nơi ấy, nên ngày nay các Tự viện trong Phật giáo đều gọi là Tòng Lâm vậy.

IMG_1565

Thiền sư Đạo Trung nói: “Núi Ưu Lưu Man Trà tọa lạc tại nước Ma Thâu La, thấy nêu rõ trong Kinh Tạp A Hàm. Lại nữa, do vì Ngài Ưu Ba Cúc Đa cư ngụ trong khu rừng rậm rạp màu xanh thẳm, cho nên Tự viện ngày nay gọi là Tòng Lâm, đây là do Thiền sư Mục Am gá vào, xưa nay vốn không có căn cứ”.

“Kinh Bảo Tích. Bồ Tát Kiến Thật Hội” chép: “Đời quá khứ có vị quốc vương tên là Hi Di, làm vua mà thấu suốt rõ về sự thật của các pháp, Trời thứ 33 muốn gặp vua Hi Di, Đế Thích Thiên Chủ liền sai vị bề tôi coi ngựa tên là Ma Đa Lê, trang sức đẹp đẽ 1000 cổ xe ngựa giỏi xuống nước Bệ Đề Ha cõi Diêm Phù Đề, để nghinh tiếp vua Hi Di. Bấy giờ Ma Đa Lê, đưa vua lên đỉnh núi Tu Di, khi ấy vua Hi Di từ xa trông thấy rừng cây xanh biếc, bèn bảo Ma Đa Lê rằng: “Khu rừng ấy chính là nơi cư trú của chúng sanh không còn vọng tưởng điên đảo”.

Ma Đa Lê nói: “Đại vương! Đây là điện đường tu tập thiện pháp của Chư thiên ở cõi trời Đao Lợi”.

IMG_1509

Chú thích:

- Ưu Lưu Mạn Trà Sơn: Tên của 1 ngọn núi, lại dịch là Ưu Lưu Mạn Đà.

- Như Lai: là 1 trong 10 hiệu của Phật. Như còn gọi là Như thật, tức Chơn Như, là chỉ chơn lý tuyệt đối mà Phật đã nói ra. Noi theo chơn như này mà tu hành thì sẽ đạt đến cảnh giới giác ngộ như Phật.

- Ưu Ba Quật Đa: dịch ý là Can Hộ, Tiểu Hộ … là 1 vị cao Tăng sống vào thời Vua A Dục.

- Giáo Thọ Sư: là một trong 3 vị Thầy (Hòa thượng, Yết ma, Giáo thọ) để truyền trao giới cụ túc.

- Ưu Ba Cúc Đa: còn gọi là Ưu Ba Quật Đa, đây là dịch âm.

- Tổ Sư: là chỉ cho người khai sáng ra Tông phái, hoặc người truyền thừa giáo pháp.

- Ma Thâu La Quốc: là tên nước, dịch ý là Khổng Tước.

- Bảo Tích Kinh: gọi đủ là “Đại Bảo Tích Kinh” do các Ngài Bồ đề Lưu Chí… dịch vào đời nhà Đường. Có 120 quyển, chia làm 45 hội, gồm 77 phẩm. Nội dung bàn luận về các Pháp môn quan trọng trong hệ thống Đại thừa Phật giáo…

- Liễu Đạt: Liễu ngộ, thông đạt về sự lý.

- Đế Thích Thiên chủ: Thuộc Thiên thần hộ pháp trong Phật giáo, là chủ tể của 33 cõi trời, ở thành Thiện Kiến, trên đảnh núi Tu Di.

- Tam thập tam thiên: là 1 trong 6 từng trời cõi dục, lại gọi là Đao Lợi Thiên. Ở Trung ương trên đảnh núi Tu Di là trời Đế Thích, 4 phương đều có 8 vị trời, Tổng cộng có 33 vị Trời.

- Ma Đa Lê: dịch ý là “Vô trước xứ” đây là tên của 1 vị Thiên thần.

- Trang nghiêm: dùng những món đẹp đẽ trang sức cõi nước hoặc dùng các thứ công đức để trang nghiêm tự thân. Nhưng ở đây là chỉ cho sự trang sức xe ngựa.

- Diêm Phù Đề Bệ Đề Ha Quốc: còn gọi là Thiệm Bộ Châu, tọa lạc ở hướng chánh Nam núi Tu Di, đây là 1 châu trong 4 châu thiên hạ. Ở trung tâm của châu này có rừng cây Diêm Phù.

- Tu Di Đảnh: Tức là đảnh núi Tu Di, Tu Di là một ngọn núi trong thần thoại của Ấn Độ. Rất nhiều câu chuyện tạo tượng, hội họa… trong Phật giáo đề cập đến, dùng để biểu thị cảnh quan trên cõi trời.

- Bất điên đảo: là 1 trong 4 loại tâm, còn gọi là Bất Điên Đảo Tâm, là chỉ cho không khởi tâm về: chúng sanh tướng, nhơn tướng, thọ giả tướng.

- Thiện pháp: Tu hành các Pháp lành.

◊-◊——————————————————————◊-◊

 

 

Những Bài Viết Liên Quan
305135
Total Visit : 203447