Chủ nhật, ngày 15 tháng 9 năm 2024
"Mùa báo hiếu ghi công đức mẹ dưỡng cha sinh, Hội Vu Lan nhớ tinh thần thầy tổ truyền dạy" KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2023

NGÀY THÁNH ĐẢN BỒ TÁT ĐỊA TẠNG

THANH DAN BO TAT DIA TANG

Thích Thiện Phước

       Trong những vị đại Bồ Tát đệ tử của Phật Thích Ca, Bồ Tát Địa Tạng là tiêu biểu cho công hạnh đại nguyện. Lời nguyện của ngài rộng sâu như biển cả, trải qua bao số kiếp độ thoát chúng sanh bị khốn khổ trong chốn ngục tù tăm tối.

Nếu như không có tâm lượng bao la, lời nguyện vị tha kiên cố thì chúng sanh sao thoát khỏi nỗi khổ đau.
       Bồ-tát Địa Tạng地藏菩薩 được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một Tỳ-kheo phương Đông. Ngài được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-Ca Mâu-Ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sanh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh. Chúng ta biết đến công đức và hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng qua bản kinh Đại Tạng:
       “Địa ngục chưa trống thề không thành Phật, chúng sanh độ hết mới chứng Bồ đề”. Đây là lời thệ nguyện rộng lớn của Bồ Tát Địa Tạng.
z5741717208658_052767422568862696edbbcd53fe9e04
       Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện chép: Bồ Tát Địa Tạng từ khi phát tâm tu hành đến nay đã trải qua vô lượng kiếp, công đức trí tuệ tương đồng với Phật, vốn ra Ngài đã thành Phật từ lâu, nhưng vì Ngài phát lời đại nguyện, nếu như chúng sanh ở trong 6 đường chưa hết thì thề không thành Phật.
       Theo Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh, quyển Thượng chép: Bồ Tát Địa Tạng do vì lời bi nguyện rộng lớn ở đời quá khứ, đã thị hiện thân Đại Phạm Vương, thân Đế Thích, thân Thanh Văn, thân Diêm La Vương, cư sĩ, voi, cọp, sói, trâu, ngựa,… cho đến thân La Sát, thân ở địa ngục,… vô lượng vô số thân hình nhằm để giáo hóa chúng sanh, đặc biệt là thương xót chúng sanh trong đời ác năm trược, ứng theo lời chúng sanh mong cầu mà tiêu tai tăng phước, để thành thục căn lành cho chúng sanh, Bồ Tát Địa Tạng thường biến hiện ra vô số thân để cứu độ chúng sanh như thế, cho nên gọi là một ngàn thân thể Địa Tạng. Bồ Tát Địa Tạng dùng sức bi nguyện cứu độ tất cả chúng sanh, đặc biệt là thương xót chúng sanh đang chịu khổ trong cõi địa ngục mà thị hiện thân Diêm La Vương, thân địa ngục,… rộng vì khắp tất cả chúng sanh đang chịu khổ mà nói pháp giáo hóa cứu độ, nhân thế mà thông thường cho rằng Diêm La Vương là do Bồ Tát Địa Tạng hóa thân.
z5741541706471_70a435e646a19857d10232f3778bc92c
       Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện chép: Bồ Tát Địa Tạng nhận lời phó chúc của Phật Thích Ca, trong khoảng thời gian sau khi Phật Thích Ca nhập diệt đến lúc Phật Di Lặc ra đời, trong thời gian không có Phật này, Bồ Tát Địa Tạng lưu lại trong nhơn gian để cứu độ giáo hóa những chúng sanh đang chìm đắm trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A Tu La, người, trời,… khi độ hết chúng sanh thì Ngài mới thành Phật.
       Sự tích của Bồ Tát Địa Tạng, trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện đã nói rõ:
       1/ Bồ Tát Địa Tạng từ kiếp lâu xa về trước là một vị trưởng giả, nhân vì gặp Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai tướng hảo trang nghiêm sanh lòng kính ngưỡng, vì muốn chứng được thân tướng trang nghiêm này nên phát nguyện tột đến đời vị lai, độ hết tất cả tội khổ chúng sanh.
       2/ Bồ Tát Địa Tạng không thể nghĩ bàn A Tăng Kỳ Kiếp về đời quá khứ làm Bà La Môn nữ, mẹ là Duyệt Đế Lợi, không kính tin ngôi Tam bảo, tu theo tà đạo, sau khi chết bị đọa vào địa ngục chịu khổ, vì muốn cứu mẹ ra khỏi địa ngục, người nữ này bèn bán nhà cửa mua hoa hương phẩm vật, cúng dường chùa tháp, phát nguyện tột đến đời vị lai rộng độ tất cả chúng sanh.
       3/ Bồ Tát Địa Tạng vô lượng kiếp vào đời quá khứ làm một vị Quốc vương, người dân trong nước tạo nhiều tội nghiệp, nhân vì vị Quốc vương phát nguyện độ hết tội khổ của chúng sanh, đều chứng quả Bồ đề, nếu không thì thể sẽ không thành Phật.
       4/ Bồ Tát Địa Tạng vô lượng kiếp về đời quá khứ làm một người nữ có hiếu, tên là Quang Mục, mẹ của nàng lúc còn sống thích ăn thịt loài cá, phạm tội sát sanh rất nặng. Nàng Quang Mục biết mẹ sau khi chết chắc chắn sẽ đọa ác đạo, bèn thỉnh A La Hán nhập định quán sát, quả nhiên bà mẹ ở trong địa ngục chịu khổ nạn. Nàng Quang Mục vì cứu độ mẫu thân mà phát nguyện cứu vớt tất cả chúng sanh, lìa khổ được vui, đều được thành Phật thì mới thành chánh giác.
       Trên đây miêu tả về công đức và hạnh nguyện rộng lớn của ngài Địa Tạng Bồ tát, thể hiện tinh thần thương xót phát ra lời thệ nguyện để cứu độ chúng sanh. Tinh thần đạo hiếu của Bồ Tát Địa Tạng rất phù hợp với đạo đức truyền thống của xã hội Trung Quốc, nhân thế mà được số đông kính ngưỡng, trải qua thời gian lâu dài mà không suy kém, đặc biệt là đạo tràng núi Cửu Hoa, tín chúng rất đông, hương hoa hưng thạnh.
z4640847287858_a9415e3f5644d93b13767f42cad1312d
       Hình tượng Bồ Tát Địa Tạng có nhiều loại, từ đời Đường trở về trước, hình tượng đa phần là hình vị Bồ Tát đầu đội mão đeo anh lạc. Nhưng sau đời Đường thì hình tượng Bồ Tát Địa Tạng dùng Kim Địa Tạng làm tiêu chuẩn, biến thành hình tượng vị Tỳ kheo, thân đắp ca sa, tay trái cầm bảo châu, tay phải cầm tích trượng, hoặc ngồi trên hoa sen, mỗi chùa viện đều có điện đường cung phụng Địa Tạng Bồ tát.
       Vào ngày 30 tháng 7 âm lịch là ngày thánh đản đức Địa Tạng Bồ tát, có liên quan đến đức Kim Địa Tạng ở núi Cửu Hoa. Tương truyền, Kim Địa Tạng là một Vương tử của nước Tân La trên bán đảo Triều Tiên, tên là Kim Kiều Giác, bản tánh thông minh. Vào năm Vĩnh Huy thứ 4 (653) đời Đường, lúc ấy Ngài 24 tuổi, xuất gia làm Tăng, đi thuyền vượt biển đến Trung Quốc, dốc lòng tu hành. Trước hết chọn một hang đá ở bên sườn núi phía Đông, suốt ngày ngồi thiền đọc kinh. Sau người dân ở đó là Gia Cát Tiết biết được, dân chúng cảm động. Sau này truyền thừa câu chuyện rằng có người chủ núi họ Mẫn phát tâm xây dựng chùa, lập đạo tràng. Sau khi Kim Kiều Giác qua đời để ngồi ở trong khám, bèn mới cho là Địa Tạng Vương. Trải qua 3 năm, mở khám ra xem, dung mạo như còn sống, mọi người lấy làm lạ, bèn lấy vàng hàn lại, vì thế gọi là Kim Địa Tạng. Nhân vì khi còn sống Ngài dốc lòng tin Địa Tạng Bồ tát, lại có tướng tốt dung mạo y như Bồ Tát Địa Tạng, nên mọi người cho là Bồ Tát Địa Tạng hóa thân.
      Núi Cửu Hoa được cho là đạo tràng của Bồ Tát Địa Tạng, từ đó mà tín ngưỡng Bồ Tát Địa Tạng mau chóng lan truyền khắp dân gian. Mỗi năm vào ngày 30 (tháng thiếu 29) tháng 7 âm lịch là ngày Thánh Đản đức Địa Tạng Bồ Tát. Chùa chiền ngày này đều cử hành hoạt động Phật sự, Tăng chúng phải tụng “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, đặc biệt là cử hành pháp hội tại núi Cửu Hoa đạo tràng của Bồ Tát Địa Tạng suốt 7 ngày (từ ngày 30 tháng 7 đến ngày mùng 6 tháng 8. Người ở khắp mọi nơi đến núi Cửu Hoa tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, trì chú, thiết trai cúng dường, rộng kết duyên lành.
       Trong Kinh Phật dạy: Dốc lòng niệm tụng Bồ Tát Địa Tạng hoặc lễ bái cúng dường hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng thì xa lìa khổ não, không đọa ác đạo, thành tựu được 28 điều lợi ích. Trời rồng hộ niệm, quả lành ngày thêm lớn, chứa góp nhân vô lượng, không lui sụt đạo giác ngộ, áo cơm đầy đủ, không bị bệnh dịch, khỏi nạn lửa nước, không có giặc hại, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì, chuyển nữ thành nam, làm con gái bậc vương thần, tướng tốt đẹp đẽ, sanh về cõi trời, làm bậc Đế Vương, biết rõ đời trước, cầu nguyện thành tựu, quyến thuộc an vui, tiêu sạch hoạnh tử, nghiệp ác không còn, chỗ đến thông suốt, đêm mộng điềm lành, tiên vong hết khổ, phước báu đầy đủ, các Thánh khen ngợi, thông minh lanh lợi, giàu lòng thương xót, rốt ráo thành Phật.

       Bồ Tát Địa Tạng có hạnh nguyện không vì cầu an lạc cho mình, chỉ nguyện cho chúng sanh được lìa khổ. Với tinh thần đại nguyện, cống hiến, từ bi, chúng ta cần phải tôn kính học tập theo.
Những Bài Viết Liên Quan
452987
Total Visit : 351299